Bệnh chân tay miệng kiêng gì để nhanh khỏi bệnh ?
Để phòng tránh và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em thì chế độ kiêng kỵ đối với bệnh là việc làm vô cùng cần thiết. Vậy bệnh chân tay miệng kiêng gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây
1. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH CHÂN TAY MIỆNG LÀ GÌ?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh chân tay miệng là nhiễm trùng coxsackievirus A16. Coxsackievirus là một virus thuộc nhóm virus nonovio enterovirus. Các loại enterovirus khác đôi khi cũng gây ra bệnh chân tay miệng. Thức ăn sẽ là nguồn lây nhiễm coxsackievirus chính.
Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người bình thường với người bị nhiễm bệnh qua:
– Dịch tiết ra ở mũi hoặc dịch tiết họng khi trò chuyện
– Nước bọt, dịch tiết nước bọt
– Chất lỏng từ mụn nước khi vỡ ra
– Ô nhiễm không khí

Nhiễm trùng coxsackievirus A16 là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chân tay miệng
2. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CHÂN TAY MIỆNG Ở TRẺ EM
Chân tay miệng là một bệnh rất dễ nhiễm siêu vi nhẹ, dễ lây lan ở trẻ nhỏ. Bệnh này đặc trưng bởi các vết loét ở miệng và phát ban ở tay và chân. Những năm gần đây theo thống kê của các chuyên gia y tế, tỉ lệ người lớn và trẻ em bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng ngày một nhiều, có thể gây ra một vài hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau đây ở trẻ.
Các triệu chứng bao gồm:
– Sốt
– Viêm họng rõ rệt
– Khó chịu, quấy khóc liên miên không rõ nguyên nhân
– Trên cơ thể bắt đầu thấy xuất hiện các tổn thương đau, đỏ, giống như phồng rộp trên lưỡi, nướu và bên trong má
– Bị phát ban đỏ, tuy không thấy bị ngứa nhưng đôi khi có phồng rộp dễ thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông
– Hiện tượng khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
– Ăn không ngon miệng, khó dỗ ăn

Viêm họng là triệu chứng của bệnh tay chân miệng
3. BỆNH CHÂN TAY MIỆNG Ở TRẺ EM KIÊNG NHỮNG GÌ?
3.1 Cách ly trẻ
Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. Nên ở trong phòng riêng, môi trường vệ sinh sạch sẽ và chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
3.2 Không cho con ăn thức ăn đặc, cay, nóng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp con có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi với bệnh tật. Vì vậy mẹ không nên cho trẻ ăn đồ ăn đặc hoặc cay nóng vì sẽ khiến miệng con bị đau đớn, khó chịu. Các loại thực phẩm chua nhiều axit như cam, chanh cũng nên hạn chế. Bởi vì khi bị đau sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe suy giảm. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn và để nguội cho bé ăn. Đồng thời cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.3 Không ép trẻ ăn
Khi con từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép vì sẽ khiến bé sợ hãi. Thay vào đó có thể cho con uống sữa hoặc ăn sữa chua để bù lại. Mẹ cũng chú ý cho con ăn thêm nhiều hoa quả trái cây để tăng cường vitamin. Với trẻ đang bú mẹ thì cần cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
3.4 Không cần kiêng nước
Khi bé mắc bệnh, ba mẹ vẫn tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau rửa cho con để không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế vi khuẩn giúp bé mau lành bệnh. Phòng tắm nên kín và được vệ sinh sạch sẽ.
3.5 Không dùng chung đồ chơi
Cha mẹ tuyệt đối không chia sẻ đồ chơi của con với các bé khác để phòng tránh lây lan bệnh. Khi con bị tay chân miệng mẹ không nên cho bé ngậm đồ cắn hay ti giả. Các đồ dùng phải được thường xuyên khử trùng và vệ sinh.
3.6 Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bé mắc bệnh sẽ thường đau nên hay quấy khóc không chịu ngủ. Vì vậy mẹ cần dỗ dành, an ủi để bé ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi để nhanh chóng lành bệnh. Đồng thời mẹ cũng cần theo dõi giấc ngủ của con để xem con có giật mình, khó chịu hay có dấu hiệu biến chứng gì không.

Khi trẻ bị chân tay miệng cha mẹ không nên cho con ăn đò cay nóng
Lưu ý:
Bệnh tay chân miệng đang có diễn biến rất phức tạp với số ca mắc mới liên tục gia tăng trên cả nước. Khi có con mắc tay chân miệng, các bậc phụ huynh cần biết những món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho bé để giúp các bé mau có sức khỏe vượt qua cơn bệnh.
4. NHỮNG LƯU Ý KHI CON BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, hoặc trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế trẻ.
– Thực hiện tốt việc ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh: ăn chín, uống chín…
– Vệ sinh thường xuyên các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc chất chuyên tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người đang nghi ngờ ủ bệnh
– Không cho con gãi, chọc vào các mụn nước trên cơ thể
– Không tự ý dùng thuốc chữa trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ
Lưu ý: Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tay chân miệng cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác và liệu pháp điều trị phù hợp..
nguồn:st
CS1: 84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội
CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h