Cách điều trị vôi hóa cột sống cổ và lưng
Vôi hóa cột sống là một trong những bệnh thuộc nhóm thoái hóa cột sống. Không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Vậy vôi hóa cột sống là gì? Có những dấu hiệu, triệu chứng ra sao? Hướng khắc phục thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
1. Vôi hóa cột sống là gì ?
Khi các khoáng chất canxi bị lắng đọng và tích tụ vào các mấu ngang, mấu gai của cột sống sẽ gây nên hiện tượng vôi hóa cột sống. Từ đó sẽ gây sự đè nén, chèn ép lên các cơ quan thụ cảm, các dây thần kinh xung quanh và làm xuất hiện các cơn đau dữ dội ở vùng cổ và vùng lưng. Đôi khi các cơn đau còn bị lan xuống các chi.
Vôi hóa cột sống xảy ra là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng thúc đẩy bệnh lý phát triển như viêm khớp, dây chằng bị quá tải, làm việc sai tư thế. Vôi hóa cột sống có hai dạng chủ yếu là vôi hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống lưng.
Vôi hóa cột sống thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi. Mặc dù vậy, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần trong những năm gần đây. Đặc biệt, tình trạng vôi hóa cột sống thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới hơn là nữ giới.
2. Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống
- Do quá trình lão hóa của cơ thể: Tuổi các cao, kết cấu của các khớp sẽ trở nên lỏng lẻo và yếu dần theo thời gian. Lúc này, các sụn sẽ không được tái tạo và rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống.
- Do thiếu máu: Thiếu hụt máu sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất đến các khớp xương. Từ đó khiến cho các khớp xương bị xốp và dần bị vôi hóa.
- Sai tư thế khi làm việc: Các thói quen làm việc như ngồi quá lâu ở một vị trí, ít vận động hoặc làm các công việc quá nặng cũng làm tăng nguy cơ bị vôi hóa cột sống. Nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, công nhân may mặc, công nhân bê vác… là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.
- Vôi hóa cột sống do chấn thương khi làm việc hoặc tai nạn cũng khiến cho các đốt sống bị biến đổi.
- Do sự lắng đọng canxi: Khi lượng canxi bị tích tụ quá nhiều trong các khớp sẽ khiến cho cột sống dần bị vôi hóa. Theo thời gian, tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng.
- Cơ thể thừa cân, béo phì khiến cho trọng lượng cơ thể đè nén lên các khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vôi hóa cột sống. Để không gặp phải tình trạng này, bạn cần lên kế hoạch giảm cân để hạn chế nguy cơ bị vôi hóa cột sống.
- Chế độ dinh dưỡng quá ít hoặc quá nhiều canxi cũng là tác nhân gây nên căn bệnh vôi hóa cột sống.
3. Dấu hiệu bị vôi hóa cột sống
- Xuất hiện các cơn đau tại vùng cổ, đùi, vai, hông. Nguyên nhân là do các gai xương gây chèn ép lên các cơ, dây thần kinh và gây nên các cơn đau dữ dội.
- Tê bì chân tay: Khi bị vôi hóa cột sống, các nhánh gai sẽ tác động trực tiếp vào những dây thần kinh. Một khi dây thần kinh bị ảnh hưởng, vùng thắt lưng và cổ sẽ có cảm giác bị tê bì. Lâu dần, tình trạng này sẽ lan sang chân và tay.
- Tiểu tiện không tự chủ: Tình trạng vôi hóa cột sống càng làm tăng tình trạng hẹp ống tủy. Từ đó dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ.
4. Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Vôi hóa đốt sống cổ thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với vôi hóa đốt sống lưng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn tiền đình: Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
- Hẹp tủy sống: Gây ra các cơn đau nhức vùng bả vai, đau đầu và đau cả hai cánh tay.
- Động mạch bị chèn ép: Làm xuất hiện các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ…
- Gây chèn ép rễ dây thần kinh: Một khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân sẽ có khả năng cao bị liệt nửa người hoặc liệt cả hai chi.
5. Điều trị vôi hóa cột sống
5.1 Sử dụng thuốc Tây
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Có tác dụng làm thuyên giảm các cơn đau một cách nhanh chóng và tức thời. Tiêu biểu như nhóm thuốc Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac…
- Thuốc có tác dụng làm giãn cơ: Loại thuốc này có công dụng hạn chế sự co thắt ở các vùng cơ bị đau. Một số thuốc làm giãn cơ phải kể đến như Cyclobenzaprine, Mydocalm…
- Thuốc làm tăng trưởng khớp và sụn: Chondroitin, Glucosamine…
5.2 Sử dụng vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng cường khả năng tuần hoàn, lưu thông máu và giảm đau một cách hiệu quả. Khi bị vôi hóa cột sống, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như:
- Bài tập yoga, tập thể dục.
- Sử dụng máy chiếu xung điện với bước sóng ngắn.
- Dùng tia hồng ngoại.
- Các bài tập giúp kéo giãn vùng cột sống.
- Sử dụng điện năng hoặc nhiệt.
5.3 Chữa vôi hóa cột sống bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp tình trạng vôi hóa đã trở nặng và những cách chữa khác đều không mang lại hiệu quả cao. Thông thường, có hai phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất là mổ hở và mổ nội soi.
Trong mỗi một phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như sức khỏe mà các bác sĩ sẽ áp dụng mổ nội soi hoặc mổ hở.
Mặc dù vậy, chữa vôi hóa cột sống bằng phẫu thuật thường đem lại rủi ro khá cao. Chính vì vậy, người bệnh cần hết sức cân nhắc khi áp dụng phương pháp chữa trị này.
5.4 Chữa vôi hóa cột sống bằng Đông y
Phương pháp này thường đem đến sự an toàn, hiệu quả và không gây nên tình trạng lạm dụng thuốc giống như khi sử dụng thuốc Tây. Một số bài thuốc Đông y mà bạn có thể áp dụng để chữa vôi hóa cột sống có thể kể đến như:
Bài thuốc 1: Lục vị hoàn hoàng
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm Hoài sơn, Thục địa mỗi loại 20g, Sơn thù 10g, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì mỗi loại 8g.
- Cho hỗn hợp trên đem đi sắc với một lượng nước vừa phải. Bạn đun cho đến khi chỉ còn ⅔ nước thì tắt bếp. Kiên trì uống thuốc trong 1 tuần bạn sẽ thấy các cơn đau do vôi hóa cột sống được thuyên giảm một cách rõ rệt.
Bài thuốc 2: Quyên tý thang
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm Đương quy, Xích thược, Khương hoàng mỗi loại 12g, Hoàng kỳ 20g, Khương hoạt, Phòng phong mỗi loại 8g, Cam thảo 4g, đại táo 3 quả, gừng 4 lát.
- Bỏ toàn bộ phần nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn vào trong ấm và cho thêm một lượng nước để sắc. Bạn đun sôi cho đến khi chỉ còn vừa đủ lượng nước sử dụng thì tắt bếp. Cần kiên trì dùng thuốc trong 1 tháng để thấy tình hình bệnh tiến triển.
5.5 Thuốc nam chữa vôi hóa cột sống
Bài thuốc 1: Cây chìa vôi
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm Cỏ xước, Tầm gửi, Dền gai mỗi loại 30g, và một lượng lá chìa vôi.
- Chia lượng lá chìa vôi thành 2 nửa. Lấy nửa thứ nhất giã nát lên và đắp lên vùng bị vôi hóa. Nửa thứ hai đem đi sắc với những thảo dược ở bên trên và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Chữa vôi hóa cột sống bằng hạt đu đủ
- Chà mạnh phần hạt đu đủ sao cho bong hết lớp vỏ bên ngoài và chỉ giữ lại phần đen.
- Tiếp theo, bạn đem phần đen trên đem đi giã nát và đắp vào khu vực xương bị đau.
Bài thuốc 3: Chữa vôi hóa cột sống bằng mật ong và ngải cứu
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm mật ong, ngải cứu.
- Lấy 100g rau ngải cứu đem đi rửa thật sạch, sau đó giã cho thật nhuyễn và cho 2 thìa mật ong vào trộn đều lên. Mỗi ngày bạn nên dùng 1 lần để giúp cho hệ xương khớp được khỏe mạnh.
nguồn:st
84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội
31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22hh
Hotline: 1900 636 731