Trang chủ  Blog sức khỏe  Mật độ xương bao nhiêu là bị loãng xương?

Mật độ xương bao nhiêu là bị loãng xương?

Mật độ xương bao nhiêu là bị loãng xương ?

Loãng xương là tình trạng thay đổi cấu trúc xương, giảm khối lượng xương, tăng nguy cơ gãy xương. Chẩn đoán loãng sớm giúp giảm nguy cơ gãy xương và thương tật do gãy xương gây ra. Kỹ thuật đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương, kỹ thuật thường kéo dài trong 10 đến 20 phút, phụ thuộc vào phần xương nào được đo và sử dụng máy đo trung tâm hay ngoại vi.

1. Mật độ xương là gì?

loang xuong

Mật độ xương (có tên tiếng anh là bone mineral density) là một thông số được xác định dựa trên lượng mô khoáng có trong cơ thể trên một đơn vị đo trên diện tích (g/cm2). Mật độ xương có thể đo lường bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hoặc một số kỹ thuật khác, biểu hiện dựa trên số lượng chất khoáng trên đơn vị đo trên thể tích (g/cm3).

Chất lượng xương chắc khỏe đồng nghĩa với việc bạn có một cơ thể khỏe mạnh bởi vai trò của xương rất quan trọng, hệ thống xương khớp giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể và cũng chính là nơi sản xuất ra các tế bào bạch cầu và tế bào hồng cầu.

Mục đích chỉ định đo mật độ xương là để sớm phát hiện những vấn đề về loãng xương (xương mỏng, yếu) hoặc mất xương (giảm khối lượng xương), dự đoán khả năng gãy xương trong tương lai để đưa ra phương hướng điều trị càng sớm càng tốt vì điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng gãy xương. Các biến chứng gãy xương liên quan đến loãng xương thường nghiêm trọng, đặc biệt là ở người già, thường gây xẹp lún đốt sống hoặc gãy xương dài ( xương đùi, xương cẳng tay, cẳng chân,…). Vì vậy, phát hiện được sớm tình trạng loãng xương sẽ giúp chẩn đoán, điều trị kịp thời để cải thiện tình hình và ngăn cản không để bệnh trở nặng.

2. Phương pháp đo mật độ xương

Kỹ thuật đo mật độ xương là kỹ thuật DEXA hay là DXA, chính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương là đo mật độ xương. Đây là phương pháp đơn giản, không xâm lấn, và cho kết quả nhanh chóng.

Phương pháp đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry): Nguyên lý của kỹ thuật này là sử dụng một nguồn tia X kép có năng lượng thấp, đưa đi qua một vùng xương cần đo mật độ xương( vị trí thường là là cột sống thẳng, cột sống nghiêng, cổ xương đùi, xương cẳng tay,…). Khi tia X kép này đi qua mô mềm và mô xương, do tia X bị hấp thụ khi đi qua xương cho nên mô xương nào có đậm độ càng cao thì tia X đi xuyên qua mô nó càng thấp và ngược lại, nếu mật độ xương thấp thì tỷ lệ tia X xuyên qua cao.

Có 2 kiểu máy đo loãng xương:

  • Máy đo trung tâm: Đây là những thiết bị lớn, dùng để đo đậm độ xương trục như vùng cột sống và xương chậu. Máy này đánh giá loãng xương cho kết quả rất chính xác, thời gian làm nhanh chóng và không cần chạm vào người bệnh nhân.
  • Máy đo ngoại biên: Đây là thiết bị nhỏ hơn, có thể di chuyển được và dùng để đo đậm độ xương ngoại vi như xương cổ tay, ngón tay hoặc xương gót. Giá thành rẻ và thông dụng, tuy nhiên nếu dùng để đánh giá nguy cơ gãy cổ xương đùi hay cột sống thì không chính xác bằng sử dụng máy đo trung tâm.

Kết quả đo độ loãng xương được xác định bằng 2 chỉ số T-score và Z-score, trong đó:

  • T-score có nghĩa là so sánh mật độ xương của người bệnh với mật độ xương đỉnh của người cùng giới, cùng màu da lúc trưởng thành khỏe mạnh (25 tuổi), mục đích cho biết chỉ số lệch của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn của người trẻ.
  • Z-score có ý nghĩa so sánh sự chênh lệch mật độ xương của người được đo với mật độ xương của một người cùng tuổi, giới tính, màu da, cùng trọng lượng,… Mục đích cho biết chỉ số lệch của người bệnh so với người cùng tuổi, giới, trọng lượng, màu da. Chỉ số Z-score gợi ý cho chẩn đoán loãng xương thứ phát vì sự mất xương nhiều.

3. Mật độ xương bao nhiêu là bị loãng xương?

Đánh giá mật độ loãng xương dựa chỉ số T-score và Z-score.

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA

Chỉ số T-score:

  • T-score từ -1 SD trở lên: mật độ xương ở mức bình thường
  • T-score từ -1 SD đến -2,5 SD: thiếu xương.
  • T-score dưới -2,5 SD : loãng xương.
  • T-score dưới -2,5 kèm theo tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương: loãng xương nặng.

Ý nghĩa của chỉ số Z-score:

  • Z-score = 0: Mật độ xương bằng giá trị trung bình của độ tuổi đó
  • Z-score >0 : Mật độ xương cao hơn giá trị trung bình của độ tuổi đó
  • Z-score <0: Mật độ xương cao hơn giá trị trung bình của độ tuổi đó
  • Z-score: <– 1,5: cần đánh giá xem có bệnh lý thứ phát gây mất xương.
  • Z < -2,0 kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương: Loãng xương.

Ngoài kỹ thuật đo mật độ xương, bác sĩ có thể kết hợp thăm khám lâm sàng, đề xuất một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu chức năng thận để xem xét nguy cơ mắc bệnh thận, xét nghiệm hormon giáp đánh giá chức năng tuyến cận giáp, hoặc đánh giá mức độ khoáng chất trong cơ thể liên quan đến sức khỏe xương (chẳng hạn như canxi),… xác định xem mất xương, loãng xương có do nguyên nhân thứ phát từ bệnh khác hay không.

4. Những trường hợp nào cần đo mật độ xương?

Nhóm đối tượng cần được tiến hành đo mật độ xương bao gồm:

  • Phụ nữ sau mãn kinh không dùng estrogen.
  • Tuổi cao: phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi.
  • Sử dụng thuốc Glucocorticoid kéo dài hoặc một số loại thuốc khác có tác dụng phụ gây cản trở quá trình tái tạo xương.
  • Người có bệnh lý nền như:viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường type 1, hội chứng thận hư,suy sinh dục, suy tuyến yên,cường giáp hoặc cường cận giáp,…
  • Phụ nữ đã từng được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone trong một thời gian dài (trên 10 năm).
  • Người bệnh có tiền sử gãy xương hoặc hiện tại gãy xương không do chấn thương nặng.

5. Quy trình đo độ loãng xương

Để việc đo loãng xương diễn ra nhanh chóng và cho kết quả chính xác, người bệnh có thể cần biết những thông tin cơ bản sau:

5.1. Chuẩn bị gì trước khi đo độ loãng xương?

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dừng việc bổ sung canxi trong khoảng 24 đến 48 giờ trước khi thực hiện đo loãng xương. Ngoài ra, người bệnh không nên đeo đồ trang sức kim loại hoặc mặc quần áo có các chi tiết kim loại như nút, khóa kéo… khi thực hiện kỹ thuật đo mật độ xương.

5.2. Quá trình đo mật độ xương như thế nào?

Khi bước vào thực hiện việc đo mật xương, người bệnh có thể được hướng dẫn cụ thể trình tự các bước như sau:

  • Người bệnh nằm trên giường đệm của máy đo.
  • Máy đo sẽ di chuyển tới, lui để thực hiện việc đo lường cho người bệnh.
  • Thời gian đo diễn ra trong khoảng 10-20 phút tùy vào vị trí đo hoặc thiết bị được sử dụng
  • Người bệnh chờ nhận kết quả

5.3. Kết quả đo mật độ xương

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ đọc kết quả và ghi vào tờ phiếu kết quả đo mật độ xương. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả và tình trạng lâm sàng người bệnh để được tư vấn về bệnh và phương hướng điều trị.

6. Đo mật độ xương có hại không?

Kỹ thuật đo độ xương sử dụng tia X kép có bức xạ rất thấp nên an toàn với hầu hết các đối tượng với độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ thuật này không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang mang thai để tránh gây hại cho thai nhi. Do đó, hãy báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bạn ngay cả khi bạn nghi ngờ mình đang có thai hoặc..

Đối với những đối tượng nguy cơ cao thì việc tầm soát nguy cơ loãng xương rất cần thiết giúp chẩn đoán, điều trị sớm, giúp người bệnh hạn chế nguy cơ biến chứng do loãng xương gây ra. Đo mật độ xương bằng kỹ thuật dexa hay dxa là kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và an toàn cho người bệnh, đây cũng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý loãng xương.

Nhà Thuốc Gia Đình:

84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
UA-177931307-1
1900 636 731