Trang chủ  Blog sức khỏe  Nguyên nhân đi tiểu không tự chủ ở nữ giới

Nguyên nhân đi tiểu không tự chủ ở nữ giới

Nguyên nhân đi tiểu không tự chủ ở nữ giới

Chứng tiểu không tự chủ ở nữ giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài, nếu tình trạng không được điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường, người bệnh nên chủ động liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

1. Tiểu không tự chủ ở nữ giới là gì?

Tiểu không tự chủ ở nữ giới là tình trạng són nước tiểu không kiểm soát do hoạt động trữ và đào thải nước tiểu ở bàng quang gặp trục trặc. Đây không phải là một căn bệnh mà thường là dấu hiệu điển hình của một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Triệu chứng này rất phổ biến ở nữ giới và có xu hướng tăng dần theo tuổi tác.

Nguyên nhân

Cụ thể, nước tiểu được tạo ra từ thận, trữ lại trong bàng quang. Khi các cơ tại đây co thắt, chất thải sẽ được đẩy qua niệu đạo, sau đó đi ra khỏi cơ thể nhờ sự giãn ra của cơ vòng.

Tình trạng tiểu không tự chủ xảy ra khi cơ vòng và hệ thống cân cơ đáy chậu không đủ khả năng chèn ép niệu đạo đóng lại khi có tình trạng tăng áp lực trong bụng hoặc khi cơ chóp bàng quang co thắt quá mạnh và đột ngột.

Trong nhiều trường hợp, một số trục trặc xảy ra với các dây thần kinh điều khiển niệu đạo và cơ bàng quang cũng có thể dẫn đến triệu chứng tương tự.

Tình trạng tiểu không kiểm soát có xu hướng xuất hiện phổ biến hơn ở nữ giới do điều kiện sức khỏe đặc biệt, chẳng hạn như trải qua mang thai, sinh con, mãn kinh… gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Cụ thể, các cơ sàn chậu hỗ trợ bàng quang, niệu đạo, tử cung, ruột… có thể bị tổn thương hoặc trở nên yếu hơn. Ngoài ra, cấu tạo niệu đạo ngắn cũng là một trong những yếu tố dẫn đến chứngtiểu không tự chủ ở nữ giới.

2. Nguyên nhân tiểu không tự chủ ở nữ giới

Ngoài các yếu tố đặc biệt liên quan đến sức khỏe thể chất như mang thai, sinh con, mãn kinh… gây ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh, chứng tiểu mất kiểm soát ở nữ còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Thừa cân: Thừa cân có thể gây áp lực lên bàng quang, theo thời gian sẽ làm suy yếu các cơ, gây ảnh hưởng đến khả năng trữ nước tiểu.
  • Táo bón: Táo bón thường xuyên sẽ gây áp lực lên các cơ sàn chậu và bàng quang, dẫn đến chứng tiểu không tự chủ.
  • Dây thần kinh bị tổn thương: Khi các dây thần kinh bị tổn thương, tín hiệu gửi đến bàng quang sẽ xảy ra sai sót, gây ra chứng tiểu không kiểm soát. Ở nữ giới, tình trạng này thường xuất phát từ những nguyên nhân điển hình như sinh con, bệnh lý tiểu đường, đa xơ cứng…
  • Phẫu thuật: Bất kỳ phẫu thuật nào liên quan đến cơ quan sinh sản ở nữ giới đều có thể làm tổn thương cơ sàn chậu, đặc biệt là cắt bỏ tử cung. Lúc này, cơ bàng quang không còn hoạt động hiệu quả, gây ra chứng tiểu không tự chủ thường gặp.

Đôi khi chứng tiểu không kiểm soát chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân điển hình sau:

  • Thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là són tiểu, chẳng hạn như thuốc điều trị suy tim, xơ gan, bệnh thận, tăng huyết áp… Triệu chứng thường có xu hướng biến mất khi người bệnh ngưng dùng.
  • Đồ uống có chứa Caffeine: Những loại đồ uống này có thể làm đầy bàng quang nhanh chóng, dẫn đến căng thẳng và gây hiện tượng rò rỉ nước tiểu.
  • Bệnh lý liên quan đến bàng quang, đường tiết niệu: Nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ… thường gây chứng tiểu không tự chủ ở nữ giới trong thời gian ngắn. Tình trạng khó chịu này sẽ tự động biến mất khi bệnh lý được điều trị khỏi.

3. Triệu chứng tiểu không kiểm soát ở nữ

Tình trạng tiểu không kiểm soát ở nữ giới rất dễ nhận biết thông qua một số triệu chứng rõ rệt như sau: 

  • Tiểu mất kiểm soát khi ngủ.
  • Cảm giác muốn đi tiểu diễn ra đột ngột, cần đi ngay lập tức.
  • Nước tiểu són khi vận động (tập thể dục, ho, hắt hơi…).
  • Số lần đi vệ sinh trong ngày nhiều hơn bình thường (hơn 8 lần đối với ban ngày và 2 lần vào ban đêm).

4. Tiểu không kiểm soát ở nữ có hại hay không?

Tình trạng tiểu không tự chủ ở nữ giới nếu không được điều trị dứt điểm về lâu dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:

  • Các vấn đề da liễu: phát ban, lở loét, nhiễm trùng… do vùng da luôn trong tình trạng ẩm ướt.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần.
  • Mất ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí là trầm cảm.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Nhiều trường hợp nữ giới mắc chứng tiểu không kiểm soát nhưng không đến gặp bác sĩ cho đến khi tình trạng tiến triển nghiêm trọng và khó chữa lành. Nguyên nhân bởi tâm lý xấu hổ hoặc chủ quan cho rằng đây chỉ là dấu hiệu lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Tuy nhiên, điều này chỉ khiến triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, người bệnh nên chủ động liên hệ với bác sĩ khi gặp phải các dấu hiệu bất thường sau để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Chứng tiểu không kiểm soát gây cản trở nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
  • Chứng tiểu không kiểm soát làm tăng nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi.
  • Nghi ngờ đây là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng khác.

6. Phương thức chẩn đoán tiểu không kiểm soát ở phụ nữ

Đối với tình trạng tiểu không tự chủ ở nữ giới, ban đầu bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng gặp phải, bao gồm: 

  • Tần suất đi tiểu trong ngày.
  • Yếu tố tác động và thời điểm thường bị rò rỉ nước tiểu.
  • Lượng nước tiểu bị rò rỉ.
  • Những loại thuốc đang sử dụng.
  • Một số triệu chứng đi kèm khác.
  • Tình trạng mang thai và sinh con.

Sau đó, một số phương pháp xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ gửi mẫu nước tiểu của người bệnh đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng hoặc một số nguyên nhân khác.
  • Siêu âm: Siêu âm được thực hiện để thu thập hình ảnh về thận, bàng quang và niệu đạo. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện một số bất thường liên quan đến chứng tiểu không kiểm soát ở nữ.
  • Kiểm tra sức căng bàng quang: Trong quá trình kiểm tra này, người bệnh sẽ ho hoặc rặn xuống để bác sĩ theo dõi tình trạng thải nước tiểu ra ngoài.
  • Nội soi bàng quang: Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ có gắn camera vào niệu đạo và bàng quang để tìm kiếm mô bị tổn thương. Tùy thuộc vào từng loại nội soi, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc tê hoặc thuốc an thần để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi nhất.
  • Kiểm tra niệu động học: Bác sĩ sẽ chèn một ống nhỏ vào bàng quang đang chứa đầy nước và tiến hành kiểm tra khả năng chứa đựng cũng như tống xuất nước tiểu của cơ quan.
  • Nhật ký bàng quang: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ghi lại nhật ký tiểu tiện trong vòng 2 – 3 ngày gần nhất để hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây ra chứng tiểu không tự chủ ở nữ giới.

7. Cách điều trị tiểu không tự chủ ở nữ giới

1. Điều trị tại nhà

  • Tập các bài tập Kegel: Các bài tập Kegel tăng cường cơ sàn chậu có thể đem đến hiệu quả cải thiện tích cực đối với tình trạng tiểu không tự chủ ở nữ giới. Tuy nhiên, các trường hợp bí tiểu do co thắt cơ sàn chậu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để tránh một số vấn đề không mong muốn.
  • Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Người bệnh có thể kiểm soát hoạt động của bàng quang bằng cách thiết lập giờ đi vệ sinh hợp lý, luôn theo dõi tần suất tiểu tiện để điều chỉnh thói quen, từ đó giúp cải thiện hiệu quả chứng tiểu không tự chủ.
  • Giảm cân: Người bệnh cần xây dựng chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh để đưa cân nặng về mức hợp lý, làm giảm áp lực lên bàng quang cũng như các cơ lân cận, từ đó giúp cải thiện đáng kể triệu chứng tiểu không tự chủ.
  • Ngưng uống đồ uống có chứa caffeine, carbonat hóa (chẳng hạn như soda), rượu bia…
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Điều trị dứt điểm tình trạng táo bón.

2. Điều trị y tế

  • Dùng thuốc: Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, người bệnh sử dụng kem bôi âm đạo hoặc estrogen tại chỗ để giúp tăng cường hoạt động các cơ, mô trong niệu đạo và âm đạo.
  • Đặt vòng nâng Pessary: Đây là dụng cụ bằng nhựa hoặc silicon, có hình dạng như một chiếc nhẫn, được đặt vào âm đạo để hỗ trợ hoạt động cơ sàn chậu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện triệu chứng tiểu không tự chủ ở nữ giới có kèm theo sa tử cung
  • Tiêm Botulinum: Phương pháp có thể được chỉ định để giúp thư giãn các cơ, giảm chứng tiểu không kiểm soát.
  • Phẫu thuật: với trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể bắt buộc phải thực hiện. Tùy theo từng tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất, đảm bảo đem lại hiệu quả cao và hạn chế tối đa biến chứng.

8. Biện pháp phòng ngừa tiểu không kiểm soát ở nữ

Chứng tiểu không kiểm soát ở nữ giới hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và tập luyện hàng ngày. Một số giải pháp hữu ích nên áp dụng như sau:

  • Tập các bài tập Kegel hàng ngày để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, tuy nhiên nên trao đổi kỹ với bác sĩ khi đang trong giai đoạn mang thai.
  • Luôn duy trì mức cân nặng hợp lý.
  • Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón hiệu quả, chẳng hạn như: chuối, táo, bơ, bắp cải…
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng đồ uống có chứa caffeine.
  • Điều trị dứt điểm chứng táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang (nếu có)…

Nhà Thuốc Gia Đình:

84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22hh

Hotline: 1900 636 731

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
UA-177931307-1
1900 636 731