Nước tiểu có bọt là bệnh gì ?
Nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận, nguyên nhân chủ yếu là do tăng huyết áp và bệnh tiểu đường. Do đó, những người mắc những bệnh này cần đi khám sức khỏe định kỳ, duy trì sức khỏe ổn định để hạn chế biến chứng ở thận.
1. Nước tiểu có bọt có thể liên quan đến bệnh lý nào?
Nước tiểu có bọt có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý. Do đó, bạn nên tìm kiếm các triệu chứng kèm theo để dễ dàng xác định tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu không có bất kỳ triệu chứng kèm theo nghĩa là tình trạng sức khỏe bình thường, có thể là do tốc độ dòng chảy của nước tiểu hoặc chất tẩy rửa toilet. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện các triệu chứng sau thì nên đi khám sức khỏe để kiểm tra sức khỏe:
- Nước tiểu có bọt không mất đi sau vài ngày
- Phù tay, chân, mặt và bụng
- Mệt mỏi, chán ăn
- Buồn nôn, nôn
- Mất ngủ, trằn trọc suốt đêm
- Thay đổi số lượng nước tiểu
- Thay đổi màu nước tiểu: Nước tiểu đục, nước tiểu sẫm màu,…
- Xuất tinh ngược dòng

2. Một số bệnh lý có triệu chứng nước tiểu có bọt
2.1. Protein niệu
Trong nước tiểu của người khỏe mạnh chỉ chứa một lượng nhỏ protein. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà chức năng lọc của cầu thận bị rối loạn, gây ra hiện tượng một số protein không được đi qua lớp màng lọc để được giữ lại cơ thể mà bị thải ra qua đường nước tiểu. Nếu số lượng protein này có thể phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu thì khi đó được gọi là protein niệu.
2.2. Vấn đề về thận
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, với vai trò chuyển hóa các chất độc hại thành nước tiểu để thải ra ngoài cơ thể. Do đó, nước tiểu có bọt cảnh báo bệnh lý về thận. Trong đó, tiêu biểu là một số bệnh lý như suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Nguy cơ mắc các bệnh lý về thận xảy ra nhiều hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sử gia đình mắc bệnh thận. Do đó, những đối tượng mắc các bệnh này nên đi khám sức khỏe nếu đi tiểu có bọt.
2.3. Xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng là hiện tượng tinh trùng theo đường bàng quang chảy ra ngoài qua nước tiểu, trái lại với quy luật thông thường là xuất ra từ niệu đạo. Vì vậy, khi quan hệ tình dục, lượng tinh trùng sẽ xuất ra nhiều qua đường nước tiểu gây ra nước tiểu có màu trắng đục lợn cợn, có thể nhìn giống có bọt.

3. Chẩn đoán
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ protein.
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Xét nghiệm ure máu, creatinin huyết thanh, xét nghiệm acid uric máu, …
- Xét nghiệm tìm tinh trùng trong nước tiểu nếu nghi ngờ nước tiểu có bọt là do xuất tinh ngược dòng.
4. Điều trị nước tiểu có bọt
4.1 Cách chữa nước tiểu có bọt bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh
Bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh sau đây để hạn chế rủi ro mắc bệnh:
- Không hút thuốc
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 5 buổi/tuần
- Tái khám định kỳ nếu mắc bệnh mạn tính
- Bổ sung nước đầy đủ khoảng 1,5 – 2 lít tùy thể trạng
- Chế độ ăn uống nhiều rau, ít đường, muối, dầu mỡ
4.2. Kiểm soát đường huyết
Thông thường, bệnh tiểu đường và huyết áp cao có khả năng gây ra bệnh thận làm xuất hiện bọt trong nước tiểu. Bạn có thể làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận bằng cách kiểm soát tốt đường huyết.
Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn để giúp điều trị bệnh tiểu đường. Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để đảm bảo mức đường huyết trong phạm vi an toàn.
Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương thận gây ra nước tiểu có nhiều bọt, bạn có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu.
4.3. Cách chữa nước tiểu có bọt bằng việc ổn định huyết áp
Nếu bị cao huyết áp, bạn cần theo dõi chế độ ăn uống và duy trì việc tập thể dục. Bạn nên hạn chế muối và protein trong chế độ ăn uống để vừa có thể làm giảm huyết áp vừa khiến thận không phải làm việc quá sức. Điều này có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng đi tiểu bọt nhiều.
Bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc khác làm giảm huyết áp. Hai loại thuốc giúp hạ huyết áp và bảo vệ thận khỏi những tổn thương là thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc ức chế thụ thể angiotensin.
4.4. Điều trị xuất tinh ngược
Xuất tinh ngược dòng thường không cần phải điều trị trừ khi bạn dự định muốn có con hoặc những cơn cực khoái khô khiến bạn khó chịu. Bác sĩ có thể điều trị tình trạng này bằng các loại thuốc giúp đóng cổ bàng quang để tinh dịch không thể vào bên trong bàng quang. Các loại thuốc có thể bao gồm:
- Ephedrine
- Imipramine
- Phenylephrine
- Pseudoephedrine
- Chlorpheniramine
- Brompheniramine
nguồn:St
84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội
31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22hh
Hotline: 1900 636 731