Trang chủ  Blog sức khỏe  Sốt xuất huyết – tính nguy hiểm của bệnh

Sốt xuất huyết – tính nguy hiểm của bệnh

Sốt xuất huyết – tính nguy hiểm của bệnh và phòng ngừa

Hiện nay dịch sốt xuất huyết ở nhiều vùng của nước ta đang có chiều hướng gia tăng và bùng phát dữ dội. Nhiều chuyên gia nhận định có thể giữa năm nay, dịch sẽ lên đỉnh. Đây là bệnh lý có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Điều đáng nói là nhiều người vẫn chưa biết cách nhận diện đúng bệnh nên dễ xử trí sai khiến cho bệnh dễ dàng trở nặng.

1. Những biến chứng nguy hiểm của dịch sốt xuất huyết

1.1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue có trong muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh rất dễ bùng phát thành dịch sốt xuất huyết bởi khả năng lây lan nhanh chóng và phát bệnh chỉ trong 4 – 5 ngày sau khi lây nhiễm mầm bệnh.

1.2. Những biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra

Sốt xuất huyết vào mùa thường diễn biến rất khó lường và gia tăng tỷ lệ bệnh nhân. Nếu không phát hiện để điều trị sớm hoặc xử trí sai hướng, người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

Cách thức lây lan và bùng phát dịch sốt xuất huyết

Cách thức lây lan và bùng phát dịch sốt xuất huyết

– Mất máu gây sốc

Người bị sốt xuất huyết thường có dấu hiệu chảy máu ở nhiều cơ quan. Virus gây bệnh làm tăng tính thấm mao quản, cô đặc máu và thoát huyết tương. Khi đạt đến ngưỡng nhất định, có thể dẫn đến sốc. Ngoài ra, có thể gây xuất huyết nội tạng như tiểu ra máu, nôn ra máu, đi tiểu ra máu, rong kinh, ho ra máu,…

– Xuất huyết dịch kính mắt, mất thị lực

Khi bị sốt xuất huyết, mắt của người bệnh rất dễ bị tổn thương như: giảm sút thị lực, chảy máu võng mạc, xuất huyết ở dịch kính,… Những trường hợp này nếu không được xử lý ngay rất dễ dẫn đến mù lòa.

– Nhiều chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng

Nếu bệnh sốt xuất huyết làm xuất huyết huyết tương, khiến cho tim không đủ sức để bơm máu thì sẽ bị ứ đọng, tràn dịch màng tim. Không những thế, bệnh còn làm cho thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương thông qua nước tiểu, dần dần gây ra suy thận cấp.

Bệnh nhân bị mắc phải dịch sốt xuất huyết nếu không được cấp cứu ngay có thể bị tràn dịch màng phổi khiến cho huyết tương trong cơ thể bị tràn ra và xâm nhập vào đường hô hấp. Hệ lụy của nó là tình trạng phù phổi cấp, viêm phổi,… gây nguy hiểm cho sự sống của người bệnh.

– Xuất huyết não

Do huyết áp của bệnh nhân sốt xuất huyết bị giảm đột ngột nên người bệnh sẽ thấy khó khăn khi di chuyển, đau đầu dữ dội. Tình trạng này kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não.

 – Hội chứng thần kinh

Ứ đọng dịch huyết tương trong màng não qua thành mạch khiến cho não bị phù và gây ra các hội chứng thần kinh khiến bệnh nhân bị hôn mê.

– Sảy thai hoặc sinh non

Thai phụ bị sốt xuất huyết những ngày đầu của giai đoạn sốt sẽ tăng thân nhiệt khiến cho nhịp tim thai nhi nhanh hơn. Không những thế, thai phụ còn có nguy cơ bị giảm tiểu cầu gây sốt xuất huyết chảy máu. Vì thế, những tháng đầu của thai kỳ nếu bị sốt xuất huyết thì thai phụ dễ đứng trước nguy cơ sảy thai.

2. Nhận diện dịch sốt xuất huyết

2.1. Vì sao sốt xuất huyết dễ bùng phát thành dịch?

Sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 3 – 4 và khoảng đầu tháng 7 – tháng 11 vì lúc này có nhiều điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi vằn phát triển. Thêm vào đó, nước ta lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên loại muỗi này càng dễ dàng sinh sản. Những khoảng thời gian trên chính là lúc dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở miền Bắc. Riêng ở miền Nam, thời gian nào trong năm cũng có thể bùng phát dịch vì muỗi vằn phân bố với mức độ dày đặc.

Nhận diện triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Nhận diện triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết lây qua vật trung gian là muỗi vằn khi nó đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người có virus Dengue không triệu chứng rồi đốt người khỏe mạnh. Đây chính là lý do khiến cho bệnh dễ dàng lây lan từ người này qua người khác rồi nhanh chóng phát triển thành dịch trong cộng đồng.

Không những thế, trong ổ dịch sốt xuất huyết, cứ một người mắc bệnh điển hình thì sẽ có đến hàng chục trường hợp khác có chứa virus tiềm ẩn và không có triệu chứng nhưng lại vẫn có khả năng trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh. Vào mùa dịch, rất khó để xác định một người không mang virus tiềm ẩn hoặc không nằm trong ổ dịch.

2.2. Nhận diện bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết tiến triển qua 3 giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng sau:

– Giai đoạn đầu

Rất khó phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết với sốt virus thông thường vì người bệnh cũng sốt cao 39 – 40 độ C ở 1 – 2 ngày đầu. Lúc này, cách chẩn đoán nhanh và chính xác nhất là làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag.

– Giai đoạn thứ hai

Đây là giai đoạn nguy hiểm, diễn ra từ ngày thứ 3 – thứ 7 tính từ thời điểm bị sốt. Lúc này người bệnh sẽ có các dấu hiệu trở nặng như: xuất hiện nốt xuất huyết dưới da mặt trước cẳng chân, bụng, mặt trong cánh tay, đùi; chân răng bị chảy máu; chảy máu cam; đau bụng, gan to, nôn nhiều, tiểu ít, vật vã, li bì. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như tràn dịch màng bụng, màng phổi, xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não… dẫn đến tử vong.

– Giai đoạn thứ ba

Lúc này, bệnh bước sang giai đoạn hồi phục, người bệnh cắt sốt và tốt dần về thể trạng, tiểu nhiều, huyết động dần ổn định, xét nghiệm tiểu cầu tăng dần và về mức bình thường.

2.3. Những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết đã nguy hiểm cần nhập viện

Khi có những dấu hiệu sau, người bệnh cần được nhập viện ngay:

Xét nghiệm Dengue giúp chẩn đoán sốt xuất huyết từ giai đoạn sớm

Xét nghiệm Dengue giúp chẩn đoán sốt xuất huyết từ giai đoạn sớm

– Bụng đau dữ dội không rõ nguyên nhân.

– Liên tục nôn, bồn chồn, hôn mê, tiểu ít.

– Thân nhiệt thay đổi đột ngột từ sốt sang giảm hoặc xuống rất thấp.

– Nhợt nhạt, có hiện tượng chảy máu ở một số bộ phận của cơ thể như chảy máu cam, chân răng.

– Chân tay lạnh.

– Gan phình to.

Ngoài những dấu hiệu trên đây, nếu người bệnh liên tục sốt cao không thể hạ sốt bằng thuốc thông thường thì cũng cần đến bệnh viện ngay để có hướng xử trí.

3. Biện pháp phòng ngừa trước dịch sốt xuất huyết

Đến nay, dịch sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh là rất cần thiết để đẩy lùi dịch. Các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo gồm:

– Đậy kín mọi dụng cụ chứa nước bởi nếu không đậy kín, muỗi có thể vào đẻ trứng và trở thành môi trường sản sinh bọ gậy, loăng quăng

– Tiêu diệt bọ gậy, loăng quăng bằng cách thả cá vào trong các dụng cụ chứa nước.

– Luôn ngủ màn.

– Vệ sinh sạch và thoáng môi trường sống.

– Thu gom và tiêu hủy vật dụng phế thải ở xung quanh.

– Không tích trữ nước trong nhà và cần đậy kín dụng cụ chứa nước.

– Có các đợt phun hóa chất phòng dịch.

Nói tóm lại, dịch sốt xuất huyết cần được cảnh giác bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết người dân cần thăm khám hoặc tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sớm.

Nhà Thuốc Gia Đình:

84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22hh

Hotline: 1900 636 731

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
UA-177931307-1
1900 636 731