Trang chủ  Blog sức khỏe  Viêm amidan giả mạc: Phát hiện càng sớm, điều trị càng dễ dàng

Viêm amidan giả mạc: Phát hiện càng sớm, điều trị càng dễ dàng

Viêm amidan giả mạc: Phát hiện càng sớm, điều trị càng dễ dàng

Viêm amidan giả mạc là một bệnh lý Tai Mũi Họng hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Phát hiện càng sớm, bệnh càng dễ điều trị và có khả năng chữa khỏi. Nếu để lâu, rất có thể gây viêm amdian mạn tính kèm theo những biến chứng nguy hiểm.

 

VIÊM AMIDAN GIẢ MẠC LÀ GÌ?

Viêm amidan giả mạc là hiện tượng trên thành amidan bị viêm xuất hiện một lớp màng trắng đục, dai, dày và khó bóc tách.

Đây là một dạng biến thể của viêm amidan cấp tính nhưng ở giai đoạn viêm nặng hơn.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM AMIDAN GIẢ MẠC

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm amidan: virus (visus cúm, adeno, rhino, virus sởi…) và các loại vi khuẩn (tụ cầu, H. Influenzae, liên cầu, phế cầu, …). Ở đay, sự tấn công của trực khuẩn Klebs Loeffler là nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan giả mạc.

Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó nhóm độ tuổi trẻ em nhiễm bệnh phổ biến nhất từ 2 – 10 tuổi.

trực khuẩn Klebs Loeffler là nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan giả mạc

TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH 

Như đã nói ở trên, viêm amidan giả mạc là một biến thể của viêm amidan cấp tính, do vậy nó có đầy đủ các triệu chứng của viêm amidan cấp tính thông thường:

  • Sốt 38 đến 39 độ C.
  • Mệt mỏi, đau đầu, chán ăn
  • Nước tiểu sẫm, táo bón.
  • Họng khô, rát, nóng, đau nhói lên tai tăng lên khi nuốt và ho
  • Chảy nước mũi, thở khò khè, ngủ ngáy, nói giọng mũi
  • Ho có đờm, đau, khàn giọng

Bệnh có những triệu chứng tương tự viêm amidan cấp tính kèm theo một số biểu hiện đặc trưng

Ngoài ra, có một số triệu chứng đặc trưng khác:

  • Hạch nổi ở góc hàm
  • Thành amidan có một lớp màng màu trắng
  • Amidan sưng to, có màu đỏ rực như mào gà, bề mặt xù xì
  • Các khe rãnh của amidan có xuất hiện mủ

 CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN GIẢ MẠC

Điều trị nội khoa thường là phương pháp được sử dụng để điều trị triệu chứng, giúp giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, hạ sốt…

Nếu việc sử dụng thuốc không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định những phác đồ điều trị ngoại khoa thích hợp hơn như bóc tách lớp màng hoặc cắt bỏ ổ viêm.

Để phòng tránh viêm amidan giả mạc, cần thực hiện những điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng: thường xuyên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc các loại nước diệt khuẩn khác. Duy trì việc đánh răng 2 – 3 lần/ngày.
  • Đeo khẩu trang khi làm việc, đặc biệt khi sống và làm việc ở nơi nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm….
  • Điều hòa tránh để nhiệt độ thấp, hạn chế uống nước đá, ăn đồ quá lạnh
  • Điều trị sớm và tích cực các viêm nhiễm đường hô hấp để giảm thiểu nguy gây ra viêm amidan giả mạc.

Ngay khi có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Tránh tự ý mua thuốc điều  trị vừa tốn kém lại không hiệu quả, dễ khiến bệnh tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn BVĐKQT Thu Cúc

Nhà Thuốc Gia Đình:

CS1: 84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731