Acid Folic (Vitamin B9): Nên uống trước khi mang thai
Acid Folic (Vitamin B9) là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Centers for Disease Control) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 micrograms Acid Folic mỗi ngày.
1. Acid Folic là gì?
Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu.
Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, hoa quả, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thực phẩm lên men và thịt bò,…
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
2. Vai trò của acid folic đối với bà bầu
Acid folic là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Bởi hồng cầu là nhân tố quan trọng giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể. Vai trò của acid folic trước lúc có thai hoặc tuần đầu tiên của thai kỳ còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy acid folic cũng có thể ngăn ngừa dị tật tim ở đứa trẻ và các dị tật bẩm sinh về miệng là hở môi và vòm miệng.
3. Nên uống acid folic trước khi mang thai bao lâu?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống viên bổ sung acid folic trước khi có bầu 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non so với những người phụ nữ khác.
Khi acid folic vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất những tế bào mới khỏe mạnh. Việc sử dụng các loại vitamin này trước và trong suốt giai đoạn thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi cũng như làm giảm thiểu được các nguy cơ như liệt não, chậm phát triển về trí tuệ, mắc các bệnh phổi mãn tính.
4. Bổ sung acid folic như thế nào?
Bổ sung từ thực phẩm
Các nguồn rau củ quả và những thực phẩm lên men và thịt bò chính là nguồn cung cấp lượng acid folic cần thiết dành cho bà bầu. Những thực phẩm giàu acid folic bao gồm:
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng,..
- Rau xanh
- Măng tây
- Nước cam hoặc quả cam
- Trứng luộc chín
- Gạo lức
- Bánh mì đen
Bổ sung Axit folic bằng thuốc uống
Trong một số trường hợp việc bổ sung acid folic bằng những loại thực phẩm thông thường không đáp ứng được nhu cầu của bà bầu. Do đó việc sử dụng các loại thuốc uống bổ dung acid folic là rất cần thiết.
Theo khuyến cáo trước khi có thai bạn nên uống một viên thuốc bổ sung acid folic có chứa 400 microgam acid folic mỗi ngày. Trong thời gian thai kỳ, phụ nữ được khuyên sử dụng 600 microgam acid folic mỗi ngày. Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc chứa acid folic trước sinh cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể mua thuốc chứa acid folic trước sinh mà không cần đơn của bác sĩ.
Chú ý
Acid folic được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày từ 400 đến 600 microgram, khi đó lượng acid folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trong trường hợp sử dụng acid folic với liều cao trên 1000 microgam mỗi ngày và trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích và nặng nề nữa là động kinh.
Trong thời gian chuẩn bị mang thai, trước khi bổ sung bất kỳ một loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ; đồng thời cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.
Người vợ nên:
- Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
- Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
- Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
Người chồng nên:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu…
- Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm
nguồn:st
Nhà Thuốc Gia Đình:
CS1: 84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội
CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h