Trang chủ  Blog sức khỏe  Bệnh viêm da dị ứng chữa như thế nào ?

Bệnh viêm da dị ứng chữa như thế nào ?

Bệnh viêm da dị ứng chữa như thế nào ?

Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các loại dị nguyên từ môi trường bên ngoài. Viêm da dị ứng là bệnh lý mãn tính, có nhiều mức độ khác nhau và nếu không điều trị có thể diễn tiến từ triệu chứng nhẹ đến triệu chứng nặng hơn. Vậy điều trị viêm da viêm da dị ứng như thế nào?

1. Tổng quan về bệnh viêm da dị ứng

Trong danh sách các bệnh lý da liễu thường gặp sẽ không thể thiếu viêm da dị ứng tiếp xúc. Tỷ lệ người mắc bệnh lý này ở mức tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng do sự xuất hiện của ngày càng nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa số người mắc bệnh xuất hiện các dấu hiệu dị ứng ngoài da sau khi tiếp xúc với các tác nhân có chứa thành phần gây kích hoạt phản ứng dị ứng cho da… Do đó, những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là ở làn da, cần cẩn thận và lưu ý vấn đề này và hạn chế sự tiếp xúc hết mức có thể.

Viêm da dị ứng sẽ có nhiều mức độ khác nhau và đa phần thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó lại khiến người mắc gặp nhiều khó chịu, đặc biệt là vẻ ngoài thiếu thẩm mỹ và gây mất tự tin trong cuộc sống hằng ngày.

Trong bệnh lý viêm da dị ứng, người bệnh thường có những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng như ngứa ngáy khó chịu, nổi các nốt ban đỏ trên bề mặt da và càng lan rộng khi gãi hoặc sờ. Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể xuất hiện các mụn nước, ..

2. Triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng

Để chữa bệnh viêm da dị ứng hiệu quả, người mắc trước tiên cần xác định các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh lý da liễu này. Trong đó thường gặp các biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Ngứa da, đặc biệt ngứa nhiều vào buổi tối;
  • Da nổi mẩn đỏ hoặc xuất hiện các mảng da tối màu ở các khu vực như tay, chân, cổ, ngực, mí mắt hoặc vùng da có nếp gấp;
  • Nổi các sẩn nhỏ hoặc mụn nước li ti;
  • Làn da trở nên dày và khô ráp hơn, đôi khi xảy ra hiện tượng tróc vảy;
  • Làn da vốn đã nhạy cảm sẽ càng nhạy cảm hơn khi có các triệu chứng trên. Một số trường hợp có thể sưng phù khi người bệnh gãi nhiều do ngứa;
  • Viêm da dị ứng ở mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra một số phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn…
chữa bệnh viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng xuất hiện với triệu chứng da nổi mẩn đỏ

3. Đối tượng dễ bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng. Trong đó, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ là đối tượng phổ biến hơn.

Ở trẻ sơ sinh: 

Viêm da dị ứng thường khởi phát ở những bé 6 đến 12 tuần tuổi. Khi đó, các triệu chứng thường xuất hiện ở quanh má và cằm dưới dạng các nốt phát ban, điều này khiến mặt bé có vẻ loang lổ và hoàn toàn có khả năng diễn tiến thành đỏ da, bong tróc vảy hay xuất tiết dịch. Khi trẻ lớn, trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu biết bò, các khu vực da tiếp xúc nhiều với sàn nhà như đầu gối và khuỷu tay có thể sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường sẽ cải thiện khi bé đủ 18 tháng tuổi;

Ở trẻ em:

Phát ban do viêm da dị ứng có xu hướng xuất hiện ở vùng da sau gối, bên trong khuỷu tay, trên cổ tay, bàn tay, hai bên cổ hoặc mắt cá chân. Ngoài ra, một số trường hợp viêm da dị ứng xảy ra ở vùng da quanh môi, khi bé liếm liên tục sẽ tạo thành các vết nứt nhỏ và gây đau nhiều hơn;

Ở người lớn:

Viêm da dị ứng ở người trưởng thành thường xảy ra ở da bàn tay hoặc bàn chân, dẫn đến tình trạng da khô, ngứa, đỏ và nứt nẻ. Mặc dù mức độ nguy hiểm không cao nhưng bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, gây suy giảm chất lượng giấc ngủ và hiệu suất làm việc. Đồng thời, việc sử dụng thuốc chữa viêm da dị ứng kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng do thuốc.

4. Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Thông thường, thời gian chữa viêm da dị ứng thường kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, tuy nhiên các trường hợp da bị tổn thương nghiêm trọng thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.

  • Trường hợp viêm da dị ứng mức độ nhẹ, bác sĩ thường chỉ yêu cầu người bệnh sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ để kiểm soát các triệu chứng;
  • Trường hợp từ mức độ trung bình trở lên, thuốc thường được bác sĩ chỉ định để chữa bệnh viêm da dị ứng chính là corticosteroid, dạng bôi hoặc uống. Trong đó, các thuốc corticosteroid đường uống thường mang lại hiệu quả cao hơn do hoạt tính mạnh hơn và ưu tiên cho các trường hợp nặng. Lưu ý, người bệnh điều trị bằng corticosteroid phải tuân thủ hướng dẫn và liều lượng theo kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.

Ngoài ra

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng còn có thể bao gồm các thuốc như thuốc chế Calcineurin, Doxepin, kháng sinh bôi ngoài da (khi có bội nhiễm vi khuẩn), sử dụng tia UV, thuốc kháng histamin hoặc kháng sinh toàn thân khi tình trạng bội nhiễm nặng không kiểm soát được bằng kháng sinh tại chỗ.

Do là một bệnh lý dị ứng nên một số trường hợp người bị viêm da dị ứng có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch đường uống bên cạnh corticosteroid như Cyclosporine A, Azathioprine hoặc có thể điều trị giải mẫn cảm với dị nguyên khi viêm da dị ứng đồng mắc với hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Những trường hợp nặng không thể kiểm soát được bằng một loại thuốc đơn độc, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp phối hợp các loại thuốc trên để chữa viêm da dị ứng.

Lưu ý 

Trong quá trình điều trị viêm da dị ứng, người bệnh cần cố gắng tối đa không để da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn. Ngoài ra, bệnh nhân lưu ý không được gãi hay sờ chạm vào các nốt phát ban để dự phòng nguy cơ bội nhiễm hoặc kích ứng da nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng bông thấm nước sạch để vệ sinh nhẹ nhàng vùng da tổn thương. Phương pháp này có thể cải thiện và làm dịu bớt các triệu chứng do viêm da dị ứng gây nên.

5. Phòng ngừa viêm da dị ứng

Nên

Một trong những biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng hiệu quả mà ít ai chú ý chính là tăng cường dinh dưỡng. Người mắc bệnh cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn để cơ thể hấp thụ đủ và hiệu quả nhất. Trong số các chất dinh dưỡng thì ưu tiên bổ sung các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất… trong các loại rau củ, trái cây vì chúng là thành phần quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào da và cải thiện dị ứng hiệu quả.

Tăng cường bổ sung nước mỗi ngày để hỗ trợ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng, hạn chế tối đa tiếp xúc với dị nguyên, khói bụi, môi trường ô nhiễm… Khi cần ra ngoài trời cần áp dụng các biện pháp phòng tránh, bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời, gió lạnh…

Không nên

Đồng thời, chế độ ăn cần tránh các loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng mức độ dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò… Tuy chúng cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, nhưng thành phần lại chứa các chất có thể gây dị ứng và gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da dị ứng, đặc biệt ở những người có cơ địa mẫn cảm, tiền sử dị ứng thức ăn.

Hạn chế các thức uống có hại như rượu bia, thức uống có chất kích thích vì vừa gây hại cho sức khỏe tổng thể, vừa gia tăng khả năng dị ứng.

Ngoài ra, người bị viêm da dị ứng cần hạn chế tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, thay vào đó hãy sử dụng nước đủ ấm để bảo vệ da không quá khô.

Nhà Thuốc Gia Đình:

84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22hh

Hotline: 1900 636 731

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731