Bị đau mắt đỏ nên ăn gì? 8 loại thực phẩm tốt nhất
Đau mắt đỏ tuy đa phần đều là bệnh lành tính nhưng nếu bạn không thiết lập được chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng phù hợp có thể khiến bệnh lý lâu hồi phục, thậm chí còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt. Vậy đau mắt đỏ nên ăn gì? Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn 8 loại thực phẩm người bệnh đau mắt đỏ nên ăn cùng những lưu ý quan trọng, hãy theo dõi nhé!
1. Đau mắt đỏ nên ăn gì? 8 gợi ý cho bạn
Đau mắt đỏ là bệnh lý mà tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải trong đời. Mùa đau mắt đỏ trong năm phổ biến từ đầu hạ đến cuối thu. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu ở mắt cho người mắc phải và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của họ.
Bệnh nhân đau mắt đỏ ngoài việc phải vệ sinh mắt thường xuyên, để cho mắt được nghỉ ngơi thật nhiều còn cần có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn những loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất tốt cho sức khỏe đôi mắt để bệnh nhanh hồi phục. Dưới đây là 8 loại thực phẩm tốt cho người đau mắt đỏ bạn có thể tham khảo.
1.1. Rau xanh tốt cho người đau mắt đỏ
Các loại rau có lá màu xanh như: Rau cải xanh, bi na, súp lơ, cải bó xôi… trong thành phần có chứa nhiều chất chống oxy hóa carotenoid, điển hình là 2 loại lutein và zeaxanthin. Hai hoạt chất này được tìm thấy trong võng mạc, là dưỡng chất cần thiết giúp mắt nhìn sáng rõ, chi tiết và tốt hơn khi nhìn gần.
Đặc biệt, Lutein thường được biết đến là hoạt chất giúp chúng ta hấp thụ ánh sáng màu xanh rất tốt cho cơ thể giúp cho mắt đỡ khô, mệt mỏi khi phải tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, rất có lợi cho những người thường xuyên làm việc với máy tính. Nó giúp chúng ta đẩy lùi tình trạng mất ngủ, duy trì chu kỳ ngủ tốt, phản xạ trong công việc, học tập, sinh hoạt hàng ngày tốt hơn.
Rau xanh cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt sách khỏe sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ nên ăn gì? Các loại rau xanh cần được bổ sung đầu tiên vào danh sách
1.2. Các loại quả mọng nước
Một số loại hoa quả tốt như: Việt quất, dâu, cam, quýt, bưởi, nho… thường có vị chua, trong thành phần giàu chất xơ, các loại vitamin tốt cho cơ thể cùng hoạt chất polyphenol chống oxy hóa rất tốt cho đôi mắt.
Đặc biệt ở quả việt quất, trong thành phần có chứa hàm lượng anthocyanin cực kỳ cao. Hoạt chất này có tác dụng giúp chúng ta phòng chống tình trạng viêm, nhiễm trùng ở mắt. Bổ sung vào thực đơn nên ăn hàng ngày của người đau mắt đỏ các loại hoa quả mọng sẽ giúp bệnh nhanh lành, các triệu chứng khó chịu ở mắt thuyên giảm nhanh chóng.
1.3. Người đau mắt đỏ nên ăn cà rốt
Củ cà rốt chính là đáp án tiếp theo cho câu hỏi đau mắt đỏ nên ăn gì. Đây chính là một trong những loại thực phẩm được công nhận tốt nhất cho đôi mắt của chúng ta. Trong cà rốt có hàm lượng beta-carotene rất cao, loại chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A là chất dinh dưỡng giúp cho đôi mắt, đặc biệt là võng mạc khỏe mạnh hơn.
Trong thực đơn bữa ăn hàng ngày bạn nên kết hợp ăn cà rốt với các loại thức ăn khác để vitamin A có thể phát huy hết hiệu quả. Từ đó giúp khôi phục sức khỏe cho đôi mắt, chống lại bệnh viêm kết mạc cùng những biến chứng của nó.
1.4. Ớt chuông cam rất tốt
Các chuyên gia của nước Anh đã nghiên cứu và công nhận trong thành phần của loại ớt chuông cam có hàm lượng zeaxanthin cao hơn rất nhiều so với 32 loại rau củ quả khác. Dưỡng chất này giúp bạn duy trì đôi mắt sáng khỏe, đẩy lùi bệnh tật.
Bị đau mắt đỏ nên ăn gì? Ớt chuông cam chính là thực phẩm tiếp theo cần được bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bạn. Kết hợp loại quả tốt này với các loại rau xanh khác trong cùng một bữa ăn có thể cung cấp cho cơ thể người bệnh lượng lutein và zeaxanthin cực kỳ cao. Đôi mắt bị bệnh nhờ đó sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục, sáng khỏe trở lại.
1.5. Đau mắt đỏ nên ăn lòng đỏ trứng gà
Có rất nhiều người đã thắc mắc đau mắt đỏ ăn trứng gà được không? Câu trả lời là có và rất tốt nhé! Đặc biệt là lòng đỏ trứng. Bên trong lòng đỏ của quả trứng gà có chứa một lượng lutein và zeaxanthin tuy không cao nhưng đi kèm với một số hợp chất rất tốt cho sức khỏe như: Chất béo, chất đạm lành mạnh được khuyến cáo nên bổ sung nhiều cho cơ thể.
Vì vậy, tuy hoạt chất chống oxy hóa không cao nhưng trứng gà có thể giúp cơ thể người bệnh đau mắt đỏ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng có lợi hơn. Vì vậy, thêm lòng đỏ trứng vào thực đơn của người bệnh sẽ rất tốt cho mắt so với các thực phẩm giàu chất carotenoid khác.
Đau mắt đỏ có được ăn trứng không? Câu trả lời chính xác nhất là nên ăn lòng đỏ trứng gà sẽ giúp bệnh lý của bạn đẩy nhanh quá trình hồi phục.
1.6. Các loại thịt đỏ
Cùng với trứng gà, rất nhiều người có thắc mắc đau mắt đỏ có ăn được thịt bò không? Có, đây là loại thịt đỏ nằm trong danh sách đầu tiên được khuyên dùng rất tốt cho người bệnh. Trong thành phần của thịt bò có những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể như: Chất đạm, chất béo, một số loại vitamin cùng khoáng chất khác…
Cùng với đó, trong thịt bò còn có những hợp chất tốt như chất chống oxy hóa astaxanthin giúp chống lại quá trình oxy hóa do vi khuẩn Haematococcus pluvialis sản sinh. Đây là loại chất công nhận có tác dụng mạnh hơn cả lutein và zeaxanthin kết hợp. Vì vậy thịt bò hay các loại thịt đỏ khác như: Thịt lợn, thịt cừu, thịt bê, thịt dê… chính là những thực phẩm cần thiết bổ sung.
Ngoài giúp bệnh đau mắt đỏ nhanh hồi phục, thịt đỏ còn rất tốt cho sức khỏe đôi mắt của bạn, chất astaxanthin có khả năng giúp bạn đẩy lui hay hạn chế sự tiến triển của một số vấn đề liên quan đến mắt khác như: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…
1.7. Các loại cá nước lạnh
Một số loại cá nước lạnh phổ biến như: Cá hồi, cá thu, cá mòi… trong thành phần rất giàu Omega-3. Hoạt chất này có tác dụng giúp giảm viêm, sưng, đau và nó cũng là thành phần quan trọng giúp cho mắt giữ độ ẩm phù hợp. Vì vậy người lớn hay trẻ bị đau mắt đỏ nên bổ sung các loại cá nước lạnh trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Đã có nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, những bệnh nhân bị đau mắt đỏ bổ sung nhiều thực phẩm chứa Omega-3 sẽ giúp cho bệnh đẩy nhanh quá trình hồi phục tốt hơn so với những người bệnh được chỉ định dùng thuốc kháng viêm không steroid.
1.8. Cây lý chua đen tốt cho người đau mắt đỏ
Lý chua đen là một loại cây bụi, sinh trưởng ở vùng khí hậu ôn đới hoặc ôn hòa. Quả của loại cây này trong thành phần rất giàu dưỡng chất, vitamin C cùng các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, trong thành phần của quả lý chua đen có hàm lượng chất anthocyanin rất cao, dao động từ 190-270 mg cho 100g quả này. Loại chất này giúp bạn ức chế sự kích hoạt của các thành phần gây viêm.
Thêm quả lý chua đen vào thực đơn hàng ngày của người đau mắt đỏ sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng, viêm, đau mắt khó chịu, đẩy nhanh quá trình hồi phục của mắt.
Ngoài ra, rất nhiều người còn thắc mắc bị đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không? Trong danh sách đau mắt đỏ kiêng ăn gì thì không có liệt kê tên của thịt gà. Vì vậy thịt gà là loại thực phẩm có thể ăn được khi bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, bạn nên chú ý loại bỏ da gà vì chúng có thành phần gây kích ứng, ngứa ngáy không tốt cho bệnh ở mắt. Ngoài ra lượng mỡ có trong thịt gà bạn cũng không tốt nếu ăn quá nhiều.
2. Lưu ý về dinh dưỡng cho người đau mắt đỏ
Cùng với những loại thực phẩm cần phải được bổ sung trong thực đơn hàng ngày, người bệnh đau mắt đỏ phải lưu ý một số điều sau đây để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh:
Ăn uống riêng:
Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây lan nếu người bình thường tiếp xúc với dịch tiết ra của người bệnh. Vì vậy bạn nên ăn uống riêng, dùng bát, đũa, cốc riêng ra để không lây lan dịch cho người khác.
Uống đủ nước mỗi ngày:
Người đau mắt đỏ nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể, giúp bệnh lý thuyên giảm.
Kiêng ăn một số thực phẩm:
Các nhóm thực phẩm như đồ cay nóng, rau muống, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thủy hải sản… cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày của người đau mắt đỏ để bệnh lý không gia tăng cấp độ nặng thêm.
Tránh xa chất kích thích:
Các chất kích thích như rượu, bi, cà phê, thuốc lá… cần ngưng sử dụng khi bị đau mắt đỏ vì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục.
Chú ý vệ sinh mắt thường xuyên:
Việc này sẽ giúp thuyên giảm tình trạng khó chịu ở mắt của bạn, loại bỏ bớt các virus, vi khuẩn gây hại.
Để mắt được nghỉ ngơi:
Cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh đau mắt đỏ cần để cho mắt được nghỉ ngơi thường xuyên, tránh điều tiết nhiều để bệnh nhanh hồi phục.
Nếu sau 5 – 7 hôm kể từ ngày khởi phát mà các triệu chứng của đau mắt đỏ không thuyên giảm hoặc gia tăng cấp độ nặng đi kèm với những thường khác ở mắt, lúc này bạn cần đến bệnh viện khám mắt để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Trên đây là top 8 loại thực phẩm tốt nhất dành cho những người bệnh đang không biết bị đau mắt đỏ nên ăn gì? Thiết lập được một chế độ sinh hoạt và ăn uống thích hợp, đủ chất sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh. Hy vọng tham khảo bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Nguồn tham khảo
CS1: 84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội
CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h