Trang chủ  Blog sức khỏe  Có các loại virus cúm nào? Biểu hiện khi mắc cúm và cách điều trị

Có các loại virus cúm nào? Biểu hiện khi mắc cúm và cách điều trị

Có các loại virus cúm nào? Biểu hiện khi mắc cúm và cách điều trị

Các loại virus cúm chính là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm nếu chẳng may nhiễm phải. Mặc dù vô hình trong mắt chúng ta nhưng virus cúm lại có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại virus cúm, mời quý bạn đọc cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau.

1. Các loại virus cúm phổ biến hiện nay

Virus cúm là nhóm các loại virus thuộc họ Orthomyxoviridae. Đặc điểm nhận dạng của những virus này là có hình cầu, bên trong là một màng peptit, còn bên ngoài là vỏ bọc nhiều lớp được cấu tạo từ 2 loại gai polipeptit.

Nhờ cấu tạo của lớp vỏ nhiều gai, virus cúm có thể dễ dàng gắn vào niêm mạc của đường hô hấp khi xâm nhập vào cơ thể con người. Sau đó chúng sẽ tiết ra một loại enzyme (Noraminidaza) có chức năng giúp virus thoát ra khỏi tế bào cũ để tấn công sang các tế bào lành khác. Đây là cách mà virus lây lan và gây bệnh. Virus cúm có khả năng biến đổi liên tục để trở thành những chủng mới, gây ra những mối họa nguy hiểm đối với sức khỏe nhân loại.

Bệnh cúm có khả năng lây truyền dễ dàng qua không khí. Virus có thể tồn tại trong các giọt bắn và dịch tiết hô hấp. Thông qua các hoạt động giao tiếp, nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn có chứa virus sẽ lan tỏa trong không khí và gây bệnh cho người xung quanh khi họ hít hoặc nuốt phải chúng. Ngoài ra, virus cúm cũng có thể đi vào cơ thể bệnh nhân nếu người đó tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus.

Mặc dù có kích thước siêu vi nhưng virus cúm lại có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người

Hiện nay, 2 chủng virus cúm phổ biến nhất đó là cúm A, cúm B và cúm C. Đặc điểm của từng loại như sau:

●       Cúm A: đây là loại cúm có nhiều biến thể nhất và cũng nguồn cơn gây ra rất nhiều đợt dịch lớn từ trước đến nay, ví dụ như cúm H5N1 (gây đại dịch cúm gia cầm giai đoạn 2006 – 2007), cúm H1N1(năm 2009 là thời điểm bùng phát dịch cúm này), hay H2N2, H3N2,… Cả người lẫn động vật đều có thể mắc cúm A. Kết hợp với điều kiện thuận lợi, cúm A hoàn toàn có thể trở thành đại dịch.

●       Cúm B: so với cúm A thì cúm B ít gây biến chứng nghiêm trọng hơn. 2 phân dòng chính của cúm B đó là Yamagata và Victoria, không chứa các nhóm phụ. Virus cúm B có các biến thể nhưng diễn tiến bệnh do các biến thể này gây ra khá chậm. Mức độ lưu hành cúm B còn tùy thuộc vào khu vực địa lý, dân cư cũng như đặc tính của môi trường.

●       Cúm C: chủng cúm này ít xuất hiện hơn so với 2 chủng cúm A và cúm B. Cúm C không có nhiều biểu hiện lâm sàng và chưa ghi nhận các đợt dịch do cúm C gây ra.

2. Những triệu chứng chung khi nhiễm các loại virus cúm

Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, biến chủng virus cúm mà triệu chứng do mỗi loại cúm gây ra có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên các dấu hiệu cúm thường gặp sẽ như sau:

●       Thời gian ủ bệnh: ngắn, thường chỉ sau 1 hoặc một vài ngày virus xâm nhập.

●       Sốt: sốt nóng có thể kèm theo rét run, nhiệt độ cơ thể tăng cao (39 – 40 độ C) ngay từ khi bệnh khởi phát. Tình trạng này có thể diễn ra trong 3 – 5 ngày tiếp theo.

●       Các biểu hiện khác: đau đầu, cơ thể đau nhức, mặt đỏ, yếu cơ, chảy nước mắt, da khô và nóng, chảy nước mũi, thậm chí là chảy máu cam, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, miệng đắng, ho, ho có đờm,…

●       Giai đoạn hồi phục: những biểu hiện của cúm sẽ giảm dần sau khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên những bệnh nhân có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ và người già thì giai đoạn hồi phục sẽ lâu hơn.

Các loại virus cúm có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm nếu chẳng may nhiễm phải

3. Các loại virus cúm có thể gây ra những biến chứng gì?

Khi bị nhiễm các virus cúm, bệnh nhân thường sẽ hay gặp phải các vấn đề về hô hấp bao gồm các biến chứng nghiêm trọng như:

3.1. Viêm phổi tiên phát

Virus khi đi vào cơ thể thường sẽ nhân lên nhanh chóng với số lượng lớn nên sẽ tạo ra những phản ứng như sau:

●       Liên tục bị sốt: tính chất của cơn sốt là thường sốt cao, thời gian sốt có thể là từ 3 – 5 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm, ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt cũng không đáp ứng.

●       Thở nhanh, thở gấp, khó thở, thậm chí là suy hô hấp và nghiêm trọng hơn là ngừng tuần hoàn,…

●       Các triệu chứng khác: ho ra máu, chân tay hay niêm mạc toàn thân tím tái,…

3.2. Viêm phổi thứ phát

Biến chứng này có thể xảy ra ở những bệnh nhân vừa bị nhiễm virus cúm, thể trạng lại đang suy yếu nên dễ bị các vi khuẩn, virus khác tấn công. Đây còn gọi là biến chứng bội nhiễm. Những đối tượng bệnh nhân dễ gặp biến chứng này đó là người lớn tuổi, bệnh nhân đang mắc các bệnh mạn tính về tim, gan, phổi, thận,…

Triệu chứng thường gặp phải trong những trường hợp này đó là:

●       Sốt: sốt có thể thuyên giảm sau 2 – 3 ngày thì đột nhiên sốt trở lại.

●       Biến chứng đông đặc phổi: đau tức ngực, cảm thấy khó thở, ho ra máu, ho khạc đờm, đau đầu, da tím tái, xanh xao, cơ thể suy kiệt,…

3.3. Những biến chứng khác

Sau khi xâm nhập và tấn công cơ thể người một thời gian dài, các loại virus cúm có thể làm xuất hiện thêm những biến chứng khác ngoài hệ hô hấp đó là:

●       Biến chứng thần kinh: viêm màng não, viêm não, viêm đa dây thần kinh, viêm não tủy, viêm rễ thần kinh,…

●       Ảnh hưởng tới hệ tim mạch: suy tuần hoàn, viêm ngoài màng tim, viêm cơ tim,…

●       Đối với phụ nữ mang thai: biến chứng ở phổi, sảy thai,…

●       Đối với trẻ sơ sinh: viêm xương chũm, viêm tai, nhiễm độc thần kinh,…

Khi có các triệu chứng của bệnh cúm thì bạn nên đi khám ngay

Nhìn chung rất dễ để các loại virus cúm xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho con người. Do đó, để bảo vệ sức khỏe trước những ảnh hưởng của dịch cúm, mỗi người nên chủ động cập nhật tình hình các loại dịch bệnh trên các bản tin y tế.  Đồng thời áp dụng các biện pháp do Bộ Y tế khuyến cáo như sử dụng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang, dùng kính chống giọt bắn, tránh tụ tập nơi đông người, tiêm vắc xin định kỳ và kiểm tra sức khỏe hàng năm.

nguồn: St

Nhà Thuốc Gia Đình:

🌐 Website: nhathuocgiadinh.vn
☎️ Hotline liên hệ :
🏠CS1: 8 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy – 0329.375.178
🏠CS2: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy – 0986.743.991
🏠CS3: 48 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy – 0328.573.866
🏠CS4: Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội – 0396.330.297

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731