Trang chủ  Blog sức khỏe  Có cần phải chụp X – quang răng khôn hay không?

Có cần phải chụp X – quang răng khôn hay không?

Có cần phải chụp X – quang răng khôn hay không?

Chụp X-quang răng khôn giúp nha sĩ quan sát rõ vị trí, cấu trúc, hướng mọc của răng, cùng với thăm khám để chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nhiều trường hợp răng khôn phải nhổ cũng cần có ảnh X-quang răng để chẩn đoán.

1. Răng khôn là răng gì ?

Răng khôn là răng ở vị trí nằm cuối hàm, răng khôn thường mọc sau cùng, chen vào hàm gây đau đớn ở người từ 17 – 25 tuổi. Thường người trưởng thành có 4 răng khôn, một số người có thể ít hơn hoặc không có.

Do răng khôn mọc sau các răng vĩnh viễn khác, và khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện và ổn định nên khi mọc, chúng thiếu không gian, phải chen đẩy vào các răng khác.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/medlatec--dia-chi-chup-xquang-rang-o-ha-noi-uy-tin-s154-n20066'  title ='Chụp X quang răng'>Chụp X quang răng</a> khôn

Chụp X-quang răng khôn giúp chẩn đoán và điều trị bệnh tốt hơn

Cũng vì thế mà răng khôn thường không mọc thẳng mà mọc cong vẹo, mọc lệch, mọc ngầm gây đau đớn, khó chịu, làm hỏng cấu trúc hàm răng và có khi là bệnh lí cho người bệnh.

2. Chụp X-quang răng khôn khi nào ?

Khi răng khôn mọc gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý hay thẩm mỹ, bệnh nhân đến gặp bác sĩ nha sĩ để được chẩn đoán. Khi đó, chụp X-quang răng khôn là cần thiết. Bác sĩ có thể nhìn vào hình ảnh chụp này, kết hợp với thăm khám tổng quát bên ngoài để xác định hướng mọc, vị trí mọc hay những tổn thương bên trong – ngoài của răng. Thăm khám bằng mắt thường không thể thấy được điều này.

Chụp X-quang răng cũng tương tự chụp X-quang các bộ phận khác, hình ảnh chụp giúp bác sĩ có hình ảnh trực quan, chính xác hơn về tình trạng bệnh và đưa ra chẩn đoán, điều trị chính xác.

chụp X quang răng khôn

Răng khôn mọc gây sưng đau, khó chịu cho người bệnh

Ngoài chụp X-quang răng khôn, tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác. Thông thường chụp X-quang răng thường cho trường hợp viêm chân răng, răng sâu, viêm tủy,… Còn nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khó, ảnh hưởng đến dây thần kinh thì ngoài chụp X-quang có thể cần chụp siêu âm, X-quang 3D.

Ảnh phim rộng và bao quát giúp việc chẩn đoán chính xác hơn. Ngoài ra, những trường hợp kết hợp chỉnh nha, trồng răng,… thì có thể cần sử dụng chụp phim cephalo hay Panorama.

3. Có nên nhổ răng khôn không ?

3.1. Răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm vừa gây khó chịu cho người bệnh, vừa gây bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:

Sâu răng

Răng khôn do nằm sâu cùng bên trong hàm, thiếu không gian và có thể chen vào răng khác nên khó vệ sinh sạch sẽ, thức ăn thừa, vi khuẩn dễ tích tụ. Đặc biệt răng khôn mọc một phần hoặc mọc đâm sang răng bên cạnh thì nguy cơ sâu răng rất cao. Bệnh nhân sâu răng, đau đớn và nhiễm trùng.

Viêm lợi

Ngoài gây sâu răng, trước hết răng khôn mọc lệch sẽ gây viêm nhiễm vùng lợi quanh răng, khiến bệnh nhân sưng đau, sót, cứng hàm hay hôi miệng. Tình trạng này không thể giải quyết dứt điểm với răng khôn mọc lệch như vậy sẽ tái phát nhiều lần, ngày càng nguy hiểm và đau đớn hơn.

chụp X quang răng khôn

Răng khôn mọc có thể gây hỏng hàm răng

Hỏng hàm răng và tổn thương xương

Răng hàm cạnh bị răng khôn mọc đâm sang lâu dần sẽ bị lung lay, tiêu xương, có thể phải nhổ bỏ. Để tình trạng này càng lâu, cơn đau răng hàm càng âm ỉ và càng nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, có nhiều bệnh nhân răng khôn mọc còn gây nhiễm trùng lan sang cổ, mắt, mang tai, má,… Nhiễm trùng nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

3.2. Có nên nhổ răng khôn không?

Để trả lời thắc mắc này thì ảnh chụp X-quang răng khôn, cùng thăm khám bên ngoài giúp bác sĩ quyết định chính xác hơn.

Nên nhổ răng khôn

Những trường hợp sau nên nhổ răng khôn để tránh ảnh hưởng đến hàm răng và gây bệnh lý sau này:

– Răng khôn có khe giắt với răng bên cạnh, có thể chưa gây viêm nhiễm nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Cần nhổ để tránh biến chứng.

– Răng khôn mọc lệch gây đau đớn, nhiễm trùng, u nang và ảnh hưởng tới răng bên cạnh.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng mọc trồi dài. Lâu dần thức ăn bị nhồi nhét, vi khuẩn tích tụ gây lở loét, viêm nhiễm.

– Răng khôn bị sâu hoặc bệnh nha chu khác.

– Răng khôn có hình dạng bất thường, quá nhỏ hoặc tạo khe gây nhồi nhét thức ăn, tích tụ vi khuẩn khó vệ sinh sạch sẽ.

– Răng khôn cần chỉnh hình, làm răng giả,…

chụp X quang răng khôn

 Nhổ răng khôn nếu răng hàm bị ảnh hưởng

Như vậy, nếu răng khôn gây bệnh lý, biến chứng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến răng bên cạnh, hoặc hàm thì nên nhổ răng khôn vào thời điểm thích hợp.

Những trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng khôn

Những trường hợp răng khôn không nguy hiểm, không có khả năng ảnh hưởng tới hàm hay răng bên cạnh thì không nhất thiết phải nhổ. Ví dụ:

– Răng khôn mọc thẳng, không chèn hàm, kích thước bình thường, không bị cản trở và không có nguy cơ gây biến chứng.

– Răng khôn liên quan tới cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh,…

– Bệnh nhân bị tiểu đường, rối loạn đông máu, tim mạch,… cần hạn chế tiểu phẫu.

Nhà Thuốc Gia Đình:

84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h

Hotline: 1900 636 731

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731