Hội chứng thận hư là gì? Dấu hiệu nhận biết
Hội chứng thận hư là một rối loạn ở thận làm cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Triệu chứng gồm có phù toàn thân tăng dần, tăng cân, tiểu ít. Tình trạng bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài. Bệnh và điều trị gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
1. Dấu hiệu nhận biết hội chứng thận hư
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thận hư bao gồm:
- Sưng nặng (phù), đặc biệt là quanh mắt và mắt cá chân và bàn chân có thể kèm theo báng, tràn dịch màng bụng, có thể có phù não.
- Nước tiểu có bọt, có thể do protein dư thừa trong nước tiểu.
- Tăng cân do lượng nước dư thừa không được thoát ra ngoài cơ thể
- Mệt mỏi, da xanh, kém ăn
- Ăn mất ngon
Các chỉ số xét nghiệm chỉ điểm:
- Chỉ số Protein niệu ở mức rất cao >3,5g / 24h
- Có thấy hạt hoặc trụ mỡ trong nước tiểu
- Chỉ số Protein máu giảm xuống < 60g/l
- Điện di protein thấy chỉ số Albumin giảm < 30g/l có thể giảm xuống < 10g/l
- Lipid và cholesterol máu tăng.
- Điện giải đồ có Na+ và K+ giảm.
- Mức lọc cầu thận giảm
- VS (máu lắng) tăng
- Ure, cretinine máu có thể tăng hoặc bình thường.
2. Nguyên nhân:
Hội chứng thận hư xảy ra khi màng lọc của cầu thận bị viêm và tổn thương (đơn vị lọc của thận). Màng lọc cầu thận có tác dụng lọc máu trong cơ thể khi đi qua thận. Các cầu thận khỏe mạnh giữ lại protein trong máu (chủ yếu là albumin) không đi qua màng lọc. Khi bị viêm, màng lọc cầu thận cho phép quá nhiều protein trong máu thấm qua màng lọc, dẫn đến hội chứng thận hư. Phần lớn hội chứng thận hư không có nguyên nhân (nguyên phát). Tuy nhiên một phần nhỏ người bệnh có nguy cơ cao mắc hội chứng thận hư hơn người khác trong các trường hợp sau:
- Mắc một số bệnh ảnh hưởng toàn thân và thận là 1 trong những cơ quan bị ảnh hưởng, chẳng hạn như tiểu đường, lupus, amyloidosis và các bệnh thận khác.
- Sử dụng lâu dài một số loại thuốc: Ví dụ về các loại thuốc có thể gây ra hội chứng thận hư bao gồm thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng sinh.
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng: Ví dụ về các bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thận hư bao gồm HIV, viêm gan B, viêm gan C và sốt rét.
- Một số loại ung thư ung thư.
3. Biến chứng của hội chứng thận hư
Các biến chứng có thể có của hội chứng thận hư bao gồm:
- Cholesterol máu và triglyceride máu tăng cao: Khi mức độ protein albumin trong máu giảm, gan tạo ra nhiều albumin hơn. Đồng thời, gan cũng giải phóng nhiều cholesterol và chất béo trung tính.
- Suy dinh dưỡng: Mất quá nhiều protein trong máu có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến giảm cân, nhưng có thể khó nhận ra bởi cơ thể bị sưng. Người bệnh cũng có thể bị giảm lượng tế bào hồng cầu (thiếu máu), lượng vitamin D và canxi.
- Huyết áp cao: do tình trạng ứ muối và nước dư thừa trong cơ thể.
- Suy thận cấp: Nếu thận mất khả năng lọc máu do tổn thương cầu thận, các chất thải có thể tích tụ nhanh chóng trong máu. Nếu điều này xảy ra, có thể cơ thể sẽ cần lọc máu khẩn cấp – điển hình là với máy thận nhân tạo (máy lọc máu).
- Bệnh thận mãn tính: Hội chứng thận hư có thể khiến thận mất dần chức năng theo thời gian. Nếu chức năng thận giảm đủ thấp, bạn có thể phải lọc máu hoặc ghép thận.
- Nhiễm trùng: Những người mắc hội chứng thận hư có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Tăng tình trạng đông máu dẫn đến huyết khối tĩnh mạch chân hoặc ở những nơi khác.
4. Biện pháp điều trị hội chứng thận hư tại nhà
Ngoài việc điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống góp phần giúp người bệnh đối phó với hội chứng thận hư. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên:
- Chọn nguồn protein tốt cho sức khỏe
- Giảm lượng chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống để giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu
- Ăn chế độ ăn ít muối để giúp kiểm soát sưng (phù)
- Thuốc điều trị bệnh, chẳng hạn như steroid, có thể làm người bệnh ăn nhiều hơn và tăng cân, kèm theo các tác dụng bất lợi của thuốc. Do đó người bệnh cần kiểm soát tốt lượng tinh bột hoặc đường mình ăn vào.
Một số người mắc hội chứng thận hư cũng có thể bị thiếu kẽm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị bằng bổ sung kẽm ở trẻ em dưới 18 tuổi giúp cải thiện hội chứng thận hư. Tuy nhiên cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi cho con bạn bổ sung hoặc tự uống để tránh bất kỳ tương tác bất lợi tiềm ẩn nào.
nguồn:st
Nhà Thuốc Gia Đình:
CS1: 48,Vũ Phạm Hàm, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội
CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h