Trang chủ  Blog sức khỏe  Khi nào cần khâu vết thương hở rách da

Khi nào cần khâu vết thương hở rách da

Khi nào cần khâu vết thương hở rách da

Bị một vết cắt hay rách da ( vết thương hở ) là điều rất bình thường. Trong phần lớn trường hợp, vết thương là nhỏ và tự lành mà không cần điều trị gì. Đôi khi, vết thương lớn và cần phải khâu lại để sớm lành.

Có những trường hợp vết thương không nhỏ nhưng cũng không quá lớn hay vết thương nhỏ nhưng lại chảy nhiều máu. Khi đó, người mắc không biết có cần phải khâu lại hay không. Để xác định một vết thương có cần khâu lại hay không phụ thuộc nhiều yếu tố, theo Healthline.

Bị rách da, làm sao để biết vết thương có cần khâu lại hay không ?  - ảnh 1

Sau khi vệ sinh, vết thương cần phải được băng lại bằng gạc hoặc băng

Muốn xác định một vết thương có cần khâu lại hay không, mọi người có thể dựa vào những yếu tố sau:

1.Kích thước vết thương

Kích thước vết thương phụ thuộc vào chiều dài và chiều sâu. Vết thương phải khâu nếu:

Vết thương sâu và dài hơn 1 cm.

Đủ sâu để thấy mô mỡ, cơ hoặc xương bằng mắt thường.

Vết thương rộng và bị thủng vào trong.

2.Mức độ chảy máu

Mức độ chảy máu là yếu tố quan trọng nhất để xác định vết thương có cần khâu hay không. Nếu vết thương chảy nhiều máu, đã ấn mạnh vào để cầm máu nhưng sau 10 phút máu vẫn chảy thì bắt buộc phải khâu.

Ngoài ra, máu chảy quá nhiều có thể là dấu hiệu của đứt động mạch. Trong trường hợp này, người bị thương phải được cứu chữa y tế khẩn cấp.

3.Vị trí bị thương

Vị trí bị thương cũng là yếu tố quan trọng quyết định vết thương có phải khâu hay không. Vết thương ở gần các khớp sẽ cần phải khâu lại vì cử động khớp sẽ dễ khiến miệng vết thương mở rộng.

Những vết thương trên hoặc gần bộ phận sinh dục hay những nơi quan trọng về thẩm mỹ, chẳng hạn như mặt, cũng cần phải khâu ngay lập tức.

Bị rách da, làm sao để biết vết thương có cần khâu lại hay không ?  - ảnh 2

Những vết thương sâu và dài hơn 1 cm cần phải được khâu lại

Nguyên nhân bị thương

Nguyên nhân gây ra vết thương có thể quyết định đến cách điều trị. Những vết thương thủng sâu khi bị động vật cắn hay vật gì đó đâm vào cần phải được khâu lại. Ngoài ra, nạn nhân cũng phải được tiêm ngừa bệnh dại, uốn ván và dùng kháng sinh, theo Healthline.

Ngay cả khi vết thương không sâu, người mắc cũng phải tìm đến bác sĩ để xin lời khuyên. Điều này đặc biệt đúng khi vết thương do các vật bị gỉ sét, dơ bẩn hoặc có mảnh vụn như thủy tinh.

Dù là vết thương nào thì cũng cần sơ cứu. Mọi người cần thực hiện những cách sau:

Dùng vải sạch hoặc bông gòn ấn vào vết thương.

Nếu vết thương chảy máu nhiều, nạn nhân cần giữ trạng thái ấn vải sạch hay bông gòn vào vết thương liên tục trong 5 đến 10 phút, không được mở ra để xem vết thương thế nào.

Nếu máu thấm ướt miếng vải hay bông gòn, hãy giữ miếng đầu tiên và dùng miếng khác đè lên. Không nên tháo miếng đầu tiên ra và thay bằng miếng mới.

Khi vết thương ngưng chảy máu, hãy rửa nhẹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, không chà xát lên vết thương. Nước sẽ rửa trôi bụi bẩn và những mảnh vụn dính trên vết thương.

Nhà Thuốc Gia Đình:

84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22hh

Hotline: 1900 636 731

 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731