Trang chủ  Blog sức khỏe  LÚC NÀO CŨNG CÓ CẢM GIÁC BUỒN ĐẠI TIỆN LÀ MẮC BỆNH GÌ?

LÚC NÀO CŨNG CÓ CẢM GIÁC BUỒN ĐẠI TIỆN LÀ MẮC BỆNH GÌ?

LÚC NÀO CŨNG CÓ CẢM GIÁC BUỒN ĐẠI TIỆN LÀ MẮC BỆNH GÌ ?

Lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng lại khiến nhiều người lo lắng vì không biết hiện tượng này là mắc bệnh gì? Bên cạnh đó, tình trạng lúc nào cũng muốn đi đại tiện gây phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, vậy làm cách nào để khắc phục? Hãy cũng Nhà thuốc Gia Đình tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện nói lên điều gì? 

Đại tiện là một trong những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người để loại bỏ những chất thừa thãi, độc hại trong cơ thể ra bên ngoài. Tần suất đi đại tiện ở mỗi cơ thể là khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện kéo dài từ 1 tuần trở lên thì tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra cũng như tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng khắc phục hiệu quả.

Nếu lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

Hội chứng kích thích ruột

Hội chứng kích thích ruột là tình trạng rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng xảy ra chủ yếu ở đại tràng và thường xuyên tái phát. Người bị hội chứng kích thích ruột thường có các biểu hiện sau:

  • Bụng sôi, đau quặn, đầy hơi, khó chịu.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện hoặc đi ngoài nhiều lần, liên tục có cảm giác mót rặn,…
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, phân lỏng, phân có nhiều bọt, chất nhầy, đôi khi có máu.

Hội chứng kích thích ruột thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng và không làm tổn thương về cấu trúc giải phẫu hay sinh hoá của ruột. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài gây nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Viêm đại tràng 

Đại tràng là cơ quan chính nhưng cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất của hệ tiêu hoá. Đại tràng hay ruột già là cơ quan chứa những chất dư thừa của thức ăn, đây chính là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh phát triển và dẫn đến bệnh viêm đại tràng.

Người bị viêm đại tràng thường xuất hiện các triệu chứng: 

  • Viêm đại tràng cấp tính: Người bệnh thường xuyên bị đau bụng, có thể âm ỉ hoặc đau quặn dữ dội, tiêu chảy hoặc táo bón có thể kéo dài và có thể đi kèm máu tươi hoặc đi ngoài phân đen, chướng bụng, đầy hơi,…
  • Viêm đại tràng mạn tính: Bệnh nhân có thể bị táo bón, đau bụng nhất là sau khi ăn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng, sút cân, suy nhược, tinh thần không ổn định, lo âu, căng thẳng.

Viêm loét trực tràng 

Người bị viêm loét trực tràng thường có các triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Đau bụng tuỳ vào vị trí và mức độ loét. Các cơn đau khiến bệnh nhân tăng cảm giác muốn đi đại tiện.
  • Phân lỏng, có dịch nhầy hoặc máu, thường xuyên mót rặn,…
  • Trường hợp nặng, người bệnh có thể đi kèm các triệu chứng như sốt, hạ huyết áp, tăng nhịp tim,…
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét trực tràng là di truyền, miễn dịch, cơ thể nhiễm khuẩn, tác động từ môi trường, hay căng thẳng, stress.

Cơn đau bụng do viêm trực tràng khiến người bệnh tăng cảm giác buồn đại tiện

Cơn đau bụng do viêm trực tràng khiến người bệnh tăng cảm giác buồn đại tiện

Bệnh Crohn – Viêm ruột từng vùng 

Crohn là bệnh viêm ruột mạn tính và có thể gây tổn thương cho bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiêu hoá. Ban đầu, các triệu chứng của bệnh Crohn thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn. Bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng nhưng đôi khi lại khởi phát đột ngột với các triệu chứng:

  • Đau quặn bụng theo từng cơn có thể ở bất kỳ vị trí nào tuỳ vào nơi bị tổn thương trong đường tiêu hoá.
  • Cơn đau sẽ đi kèm với cảm giác muốn đi đại tiện.
  • Người bệnh đi ngoài phân lỏng có thể xuất hiện máu trong phân.
  • Buồn nôn, nôn ói, chán ăn,…

Một số bệnh lý khác 

Ngoài các bệnh lý phổ biến kể trên thì tình trạng lúc nào cũng buồn đại tiện có thể do ngộ độc thực phẩm, ăn uống không hợp vệ sinh hoặc loạn khuẩn đường ruột,… dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá. Nếu tình trạng nghiêm trọng và kéo dài thì tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở y tế để kiểm tra và đưa ra phương án khắc phục hiệu quả.

Nếu bạn bị rối loạn đại tiện thì nên tìm đến cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân

Nếu bạn bị rối loạn đại tiện thì nên tìm đến cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân

2. Lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện – Cách khắc phục như thế nào?

Muốn khắc phục dứt điểm tình trạng lúc nào cũng buồn đại tiện thì trước tiên bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

  • Nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng lúc nào cũng buồn đi đại tiện là do bệnh lý thì tuỳ vào từng hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục thích hợp. Khi đó, bạn cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Ngoài ra, bạn còn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, uống nhiều nước, thực hiện ăn chín uống sôi để tránh các vấn đề liên quan đến ngộ độc hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nên làm gì ?

  • Nên bổ sung chế độ ăn giàu chất xơ và dễ tiêu hoá để hoạt động của đại tràng được thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Tránh các loại thực phẩm dễ gây kích thích, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và hạn chế căng thẳng để nhanh chóng cải thiện các vấn đề ở đại tràng, giảm cảm giác buồn đi đại tiện liên tục.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Theo dõi các biểu hiện của cơ thể, trong trường hợp xảy ra các triệu chứng bất thường thì phải thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Tình trạng lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nên khi cơ thể xuất hiện tình trạng này thì tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm để tránh tình trạng bệnh diễn biến xấu gây nguy hiểm.

 

 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731