Trang chủ  Blog sức khỏe  Những điều cần biết về: Chứng lưỡi lông đen

Những điều cần biết về: Chứng lưỡi lông đen

Những điều cần biết về: Chứng lưỡi lông đen

Lưỡi lông đen là một tình trạng răng miệng có diễn biến tạm thời, vô hại với biểu hiện bằng những nhú lông màu đen trên bề mặt lưỡi. Đây là kết quả của sự tích tụ của các tế bào da chết trên các tổ chức nhỏ (nhú lưới) trên bề mặt lưỡi.

1. Dấu hiệu của chứng lưỡi lông đen

Mặc dù chứng lưỡi lông đen trông có vẻ nguy hiểm nhưng thực ra không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Lưỡi lông đen không gây đau đớn cho người bệnh.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của lưỡi lông đen, bao gồm:

  • Sự đổi màu sắc ở lưỡi, lưỡi có màu đen, hoặc có thể là nâu, nâu, xanh lá cây, vàng hoặc trắng
  • Xuất hiện lông trên bề mặt của lưỡi
  • Thay đổi vị giác hoặc vị kim loại trong miệng của bạn
  • Hôi miệng, hơi thở có mùi
  • Sự phát triển quá mức của nhú lưỡi có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc ngứa lưỡi
  • Cảm giác rát miệng

Mặc dù lưỡi lông đen thường không gây nguy hiểm và chỉ là tình trạng tạm thời, tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Bạn lo lắng về sự tình trạng lưỡi của bản thân
  • Lưỡi lông đen vẫn tồn tại mặc dù bạn đánh răng và chải lưỡi hai lần mỗi ngày
  • Chứng lưỡi lông đen khiến người bệnh bị hôi miệng, thay đổi màu sắc lưỡi

2. Nguyên nhân gây ra lưỡi lông đen

Lưỡi lông đen thường là kết quả của hiện tượng nhú phát triển dài hơn vì chúng không làm bong các tế bào da chết như bình thường. Điều này khiến cho bề mặt lưỡi trông giống như lông. Các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác có thể mắc lại ở nhú và dẫn đến sự đổi màu sắc của lưỡi.

Mặc dù nguyên nhân gây nên tình trạng lưỡi lông đen không phải lúc nào cũng được xác định, tuy nhiên có một số yếu tố thường gặp, là nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Mất cân bằng vi khuẩn hoặc nấm men bình thường trong miệng sau khi sử dụng kháng sinh
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Khô miệng (xerostomia)
  • Thường xuyên sử dụng nước súc miệng có chứa các chất oxy hóa gây khó chịu, như peroxide
  • Sử dụng thuốc lá
  • Uống quá nhiều cà phê hoặc trà đen
  • Sử dụng rượu quá mức
  • Ăn một chế độ ăn toàn thức ăn mềm, không giúp loại bỏ được các tế bào chết ra khỏi lưỡi

3. Chẩn đoán chứng lưỡi lông đen

Chẩn đoán lưỡi lông đen dựa trên hình dạng của bề mặt lưỡi và các nguyên nhân hoặc yếu tố gây nên tình trạng này. Việc chẩn đoán tình trạng lưỡi lông đen bao gồm việc loại trừ các yếu tố gây ra những biểu hiện tương tự ở lưỡi, bao gồm:

  • Biến đổi màu sắc trên bề mặt lưỡi (sắc tố)
  • Thực phẩm hoặc thuốc còn mắc lại ở nhú lưỡi
  • Nhiễm nấm hoặc virus
  • Tổn thương miệng xảy ra trên lưỡi, chẳng hạn như bệnh bạch sản niêm (leukoplakia)
  • Lưỡi đen (lưỡi giả lông đen) từ việc sử dụng các sản phẩm có chứa bismuth, chẳng hạn như Pepto-Bismol.

4. Điều trị chứng lưỡi lông đen

Lưỡi lông đen thường không cần điều trị y tế bởi đây là tình trạng tạm thời và vô hại.

Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt và loại bỏ các yếu tố có thể gây ra tình trạng này – chẳng hạn như tránh sử dụng thuốc lá hoặc nước súc miệng gây khó chịu – giúp giải quyết lưỡi lông đen.

Bạn có thể khắc phục chứng lưỡi lông đen bằng các biện pháp sau:

  • Chải lưỡi: Hãy đánh lưỡi nhẹ nhàng mỗi khi bạn đánh răng để loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm hoặc dụng cụ cạo lưỡi linh hoạt.
  • Đánh răng sau khi ăn: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và nhất là sau mỗi bữa ăn, sử dụng kem đánh răng có fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày: Dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ loại bỏ các hạt thức ăn và mảng bám từ giữa các kẽ răng của bạn.
  • Khám răng thường xuyên: làm sạch răng chuyên nghiệp và kiểm tra răng miệng thường xuyên, có thể giúp bạn ngăn ngừa các vấn đề hoặc phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến răng miệng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Uống nhiều nước và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng có chứa trái cây và rau quả tươi.

Nếu tình trạng lưỡi lông đen càng trở nên ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị loại bỏ vi khuẩn hoặc nấm men. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc bôi, chẳng hạn như tretinoin (Retin-A). Nếu tất cả các biện pháp trên đều không đem lại hiệu quả, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để cắt bỏ u nhú, có thể phẫu thuật bằng laser.

Trước khi gặp nha sĩ của mình, bạn cần chuẩn bị số thông tin cần thiết như:

  • Các triệu chứng mà bạn đã gặp phải
  • Các loại thuốc được kê đơn mà bạn đang sử dụng, bao gồm vitamin, thảo dược, các chất bổ sung khác và các loại thuốc không kê đơn bạn đang dùng, bao gồm cả liều lượng

Bên cạnh đó, nha sĩ cũng sẽ đưa ra một số câu hỏi về các triệu chứng liên quan tới lưỡi lông đen và vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng miệng của bạn, bao gồm:

  • Lần đầu tiên bạn nhận thấy sự xuất hiện của các triệu chứng là khi nào?
  • Các triệu chứng biểu hiện thỉnh thoảng hoặc liên tục?
  • Bạn có thường xuyên đánh răng hoặc làm sạch răng giả không?
  • Bạn có thường xuyên dùng chỉ nha khoa?
  • Bạn sử dụng loại nước súc miệng nào?
  • Bạn uống bao nhiêu cà phê hay trà?
  • Bạn có sử dụng thuốc lá?
  • Những loại thuốc, sản phẩm thảo dược hoặc bổ sung khác bạn đang dùng?
  • Bạn có phải thở bằng miệng không?
  • Bạn đã từng gặp bất kỳ vấn đề viêm nhiễm hoặc bệnh tật gần đây?

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ chính là phương pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng lưỡi lông đen. Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Nhà thuốc Gia Đình để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

Đặt lịch tại tư vấn tại FB: Nhà thuốc Gia Đình

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731