– Thận trọng khi sử dụng
Quá mẫn
Cũng như với erythromycin và các macrolid khác, đã có báo cáo về các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm gặp, bao gồm phù mạch và sốc phản vệ (hiếm khi tử vong), và các phản ứng trên da bao gồm hội chứng Stevens Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) (hiếm khi gây tử vong) và phản ứng do thuốc kèm theo tăng bạch cầu Eosin và các triệu chứng toàn thân (DRESS). Một vài phản ứng với azithromycin đã gây ra những triệu chứng lặp đi lặp lại và đòi hỏi phải được theo dõi và điều trị lâu hơn. Nếu gặp phản ứng dị ứng, cần ngừng ngay thuốc và dùng liệu pháp điều trị phù hợp. Bác sỹ cần biết rằng các phản ứng dị ứng có thể xuất hiện lại khi đã ngừng điều trị triệu chứng.
Nhiễm độc gan
Vì gan là đường thải trừ chính của azithromycin, nên việc sử dụng azithromycin cần phải thận trọng với những bệnh nhân mắc bệnh gan. Đã có báo cáo về chức năng gan bất thường, viêm gan, vàng da do tắc mật, hoại tử gan và suy gan, một số trường hợp đã gây tử vong. Khi thấy có các dấu hiệu và triệu chứng này, phải ngưng dùng azithromycin ngay lập tức.
Hẹp môn vị phì đại ở trẻ nhỏ
Trong quá trình theo dõi việc sử dụng azithromycin trên trẻ sơ sinh (dùng thuốc đến 42 ngày tuổi) đã có báo cáo về trường hợp mắc hẹp môn vị phì đại ở trẻ nhỏ. Cha mẹ và người trông trẻ cần được hướng dẫn thông báo ngay cho bác sỹ nếu trẻ nôn hoặc cáu gắt khi cho ăn.
Thuốc có nguồn gốc cựa lõa mạch (Ergot)
Trên những bệnh nhân đang dùng thuốc có nguồn gốc cựa lõa mạch (ergot), khả năng bị ngộ độc ergotin sẽ tăng lên khi dùng phối hợp với các kháng sinh họ macrolid. Không có dữ liệu về khả năng tương tác giữa cựa lõa mạch (ergot) và azithromycin. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết có thể xảy ra ngộ độc ergotin, do đó không nên dùng phối hợp các thuốc có nguồn gốc cựa lõa mạch (ergot) với azithromycin.
Bội nhiễm
Cũng như với bất kỳ một kháng sinh nào, cần phải theo dõi các biểu hiện bội nhiễm của vi sinh vật không nhạy cảm, bao gồm cả nấm.
Tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficile
Tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficile (CDAD) đã được báo cáo khi sử dụng đối với hầu hết các chất kháng khuẩn, bao gồm cả azithromycin, và độ nghiêm trọng có thể dao động từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng dẫn đến tử vong. Điều trị bằng các chất kháng khuẩn sẽ làm thay đổi quần thể vi sinh tự nhiên của một dẫn tới sự phát triển quá mức của C. difficile sinh ra độc tố A và B góp phần làm phát triển CDAD. Các chủng C. difficile sinh nhiều độc tố là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, vì các nhiễm khuẩn này có thể khó chữa khi dùng các liệu pháp kháng sinh và có thế cần phải cắt bỏ đại tràng, cần phải nghĩ đến CDAD ở tất cả các bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy sau khi dùng các thuốc kháng sinh. Cần hỏi kỹ bệnh sử vì đã có báo cáo về CDAD xảy ra tại thời điểm hơn 2 tháng sau khi điều trị bằng kháng sinh.
Suy thận
Trên những bệnh nhân suy thận nặng (mức lọc cầu thận < 10ml/phút) quan sát thấy sự tăng 33% nồng độ trong huyết tương của azithromycin (xem mục dược động học).
Kéo dài khoảng QT
Kéo dài thời gian tái cực của cơ tim và kéo dài khoảng QT, gây nguy cơ loạn nhịp tim và xoắn đỉnh đã được quan sát thấy khi dùng các macrolid, bao gồm azithromycin (xem mục Tác dụng không mong muốn). Các bác sỹ kê toa cần xem xét nguy cơ xuất hiện kéo dài khoảng QT, có thể gây tử vong, khi cân nhắc nguy cơ và lợi ích của azithromycin cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
– Bệnh nhân bị kéo dài khoảng QT bẩm sinh hoặc có tiền sử mắc phải.
– Bệnh nhân hiện đang dùng các thuốc có tác dụng kéo dài khoảng QT như các thuốc chống loạn nhịp Nhóm IA và Nhóm III, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm và fluoroquinolon.
– Bệnh nhân bị rối loạn điện giải, đặc biệt trong các trường hợp giảm kali và magie máu.
– Bệnh nhân bị chậm nhịp tim, loạn nhịp hoặc suy tim.
– Người cao tuổi: người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác động của thuốc trên khoảng QT.
Nhược cơ
Đã có báo cáo về đợt cấp của các triệu chứng nhược cơ ở bệnh nhân được điều trị bằng azithromycin.
– Thai kỳ và cho con bú
Phụ nữ có thai
Những nghiên cứu về sinh sản trên động vật đã được tiến hành ở các liều gắn với nồng độ gây độc tính nhẹ trên sinh sản. Trong các nghiên cứu này, không thấy có bằng chứng về ảnh hưởng của azithromycin đến phôi thai. Tuy nhiên, không có những nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ có thai. Vì những nghiên cứu về ảnh hưởng đến sự sinh sản trên động vật không phải luôn dự báo được đáp ứng trên người, chỉ nên dùng azithromycin trong thời kỳ mang thai nếu thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Azithromycin đã được báo cáo có bài tiết qua sữa mẹ, nhưng chưa có nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát tốt và đầy đủ trên phụ nữ cho con bú về đặc tính dược động học của việc bài tiết azithromycin qua sữa mẹ.
Khả năng sinh sản
Ở các nghiên cứu về khả năng sinh sản được tiến hành ở chuột cống, đã nhận thấy giảm tỉ lệ mang thai sau khi dùng azithromycin. Chưa biết rõ mối liên quan của phát hiện trên người.
– Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có bằng chứng nào cho thấy azithromycin ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
– Tương tác thuốc
Thuốc kháng acid
Trong nghiên cứu dược động học điều tra về ảnh hưởng khi phối hợp thuốc kháng acid với azithromycin, không quan sát thấy ảnh hưởng trên sinh khả dụng nói chung, mặc dù nồng độ đỉnh trong huyết tương đã giảm xấp xỉ 24%. Với những bệnh nhân phải sử dụng cả azithromycin và thuốc kháng acid, không nên dùng đồng thời cả hai thuốc.
Cetirizin
Dùng phối hợp azithromycin với cetirizin 20mg trên người tình nguyện khoẻ mạnh trong thời gian 5 ngày, không thấy có tương tác dược động học và không có thay đổi một cách có ý nghĩa khoảng QT.
Didanosin (Dideoxyinosin)
Dùng đồng thời azithromycin 1200mg/ngày với didanosin 400mg/ngày trên 6 bệnh nhân nhiễm HIV không thấy có ảnh hường đến dược động học ở trạng thái khẳng định của didanosin so với placebo. Dùng đồng thời kháng sinh họ macrolid (bao gồm azithromycin) với cơ chất của P – glycoprotein (ví dụ như digoxin) được báo cáo làm tăng nồng độ cơ chất của P – glycoprotein trong huyết thanh. Do đó nếu azithromycin và cơ chất của P – glycoprotein như digoxin được dùng đồng thời, cần xem xét đến khả năng nồng độ digoxin trong huyết thanh tăng lên. Cần theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, nồng độ digoxin huyết thanh trong suốt quá trình điều trị với azithromycin và sau khi ngừng thuốc.
Các thuốc có nguồn gốc cựa lõa mạch (ergot)
Về mặt lý thuyết, có khả năng xảy ra tương tác giữa azithromycin và các thuốc có nguồn gốc cựa lõa mạch (ergot)
Zidovudin
Sử dụng liều đơn 1000mg azithromycin và đa liều 1200mg hoặc 600mg azithromycin không gây ảnh hưởng đến dược động học trong huyết tương hoặc thải trừ ở thận của zidovudin hoặc, chất chuyển; hoá glucuronid của nó. Dù vậy azithromycin làm tăng nồng độ của zidovudin phosphorylat, chất chuyển hoá có hoạt tính lâm sàng, trong các tế bào bạch cầu đơn nhân ở máu ngoại vi. Ý nghĩa lâm sàng của phát hiện này còn chưa rõ ràng, nhưng có thể mang lại ích lợi cho bệnh nhân. Azithromycin không có tương tác đáng kể lên hệ thống cytochrom P450 ở gan. Nó không có tương tác về mặt dược động học như đã gặp với erythromycin hoặc các macrolid khác. Với azithromycin, không xuất hiện hiện tượng cảm ứng hay ức chế cytochrom P450 của gan thông qua phức hợp chuyển hoá cytochrom. Các nghiên cứu dược động học đã được tiến hành giữa azithromycin với các thuốc đã biết là được chuyển hoá đáng kể qua trung gian cytochrom P450 dưới đây.
Atorvastatin
Dùng đồng thời atorvastatin (10mg, mỗi ngày) và azithromycin (500mg, mỗi ngày) không làm thay đổi nồng độ trong huyết tương của atorvastatin (dựa trên định lượng mức độ ức chế men khử HMG CoA). Tuy nhiên, đã có báo cáo sau khi thuốc lưu hành trên thị trường về các trường hợp bị tiêu cơ vân trên bệnh nhân dùng đồng thời azithromycin và các thuốc nhóm statin.
Carbamazepin
Nghiên cứu dược động học về tương tác thuốc trên người tình nguyện khoẻ mạnh cho thấy azithromycin không có ảnh hưởng gì đáng kể trên nồng độ carbamazepin và các chất chuyển hoá của thuốc này trong huyết tương ở bệnh nhân đang dùng đồng thời carbamazepin và azithromycin.
Cimetidin
Nghiên cứu dược động học điều tra về ảnh hưởng khi dùng liều duy nhất cimetidin 2 giờ trước khi dùng azithromycin, không thấy có ảnh hưởng gì trên dược động học của azithromycin
Thuốc chống đông máu đường uống nhóm coumarin
Trong nghiên cứu dược động học về tương tác thuốc trên người tình nguyện khoẻ mạnh, azithromycin không làm thay đổi hiệu quả chống đông của warfarin 15mg dùng liều duy nhất. Sau khi lưu hành thuốc trên thị trường, cùng đã nhận được thông báo về tác dụng chống đông tăng lên sau khi dùng đồng thời azithromycin và thuốc chống đông máu đường uống nhóm coumarin. Mặc dù mối quan hệ nhân quả chưa được xác lập, cần phải theo dõi định kỳ thời gian prothrombin khi sử dụng đồng thời và các thuốc chống đông máu đường uống nhóm coumarin. Trước khi xem xét dùng phối hợp các thuốc này. Nếu cần thiết phải dùng phối hợp cyclosporin và azithromycin thì cần giám sát nồng độ của cyclosporin và điều chỉnh liều theo đó.
Efavirenz
Đồng thời 600mg azithromycin liều duy nhất và 400mg efavirenz mỗi ngày trong 7 ngày không gây ra bất kỳ tương tác nào có ý nghĩa về mặt lâm sàng.
Fluconazol
Dùng 1200mg azithromycin liều duy nhất, không làm thay đổi các đặc tính dược động học của 800mg fluconazol dùng liều duy nhất. Tổng lượng thuốc trong huyết tương và thời gian bán huỷ của azithromycin không bị thay đổi khi dùng đồng thời với fluconazol, tuy nhiên, có quan sát thấy sự giảm không đáng kể nồng độ đỉnh Cmax (18%) của azithromycin.
Indinavir
Dùng đồng thời 1200mg azithromycin liều duy nhất không có ảnh hưởng có ý nghĩa lên các đặc tính dược động học của indinavir dùng 800mg, 3 lần mỗi ngày trong 5 ngày. Trong nghiên cứu dược động học về tương tác thuốc trên người tình nguyện khoẻ mạnh, azithromycin không gây ảnh hưởng đáng kể với dược động học của methylprednisolon.
Midazolam
Ở người tình nguyện khoẻ mạnh, dùng đồng thời azithromycin 500mg/ngày, trong 3 ngày với midazolam 15mg dùng liều duy nhất không gây ra những thay đổi có ý nghĩa lâm sàng lên các đặc tính dược động học và dược lực học của midazolam.
Nelfinavir
Dùng đồng thời azithromycin (1200mg) và nelfinavir ở trạng thái nồng độ khẳng định trong huyết tương (750mg, 3 lần mỗi ngày) dẫn tới tăng nồng độ azithromycin. Không quan sát thấy những tác dụng không mong muốn có ý nghĩa lâm sàng rõ rệt và không cần thiết phải điều chỉnh liều.
Rifabutin
Dùng đồng azithromycin với rifabutin không có ảnh hưởng đến nồng độ trong huyết tương của cả hai thuốc. Đã phát hiện có sự giảm bạch cầu trung tính trên những bệnh nhân điều trị đồng thời azithromycin và rifabutin. Mặc dù giảm bạch cầu trung tính có liên quan đến việc sử dụng rifabutin, mối quan hệ nhân quả khi phối hợp với azithromycin vẫn chưa được xác lập (xem mục Tác dụng không mong muốn).
Sildenafil
Trên những người tình nguyện nam khoẻ mạnh bình thường, không có bằng chứng về ảnh hưởng của việc dùng azithromycin (500mg/ngày trong 3 ngày) lên diện tích dưới đường cong và nồng độ đỉnh của sildenafil hay chất chuyển hoá chính của nó trong tuần hoàn.
Terfenadin
Những nghiên cứu dược động học đã cho thấy không có bằng chứng về tương tác giữa azithromycin và terfenadin. Có thông báo về một số trường hợp rất hiếm gặp trong đó khả năng xảy ra tương tác không thể bị loại trừ hoàn toàn. Tuy vậy không có bằng chứng rõ rệt rằng tương tác đã xảy ra. Không có bằng chứng về tương tác dược động học có ý nghĩa lâm sàng giữa azithromycin và theophyllin khi dùng phối hợp trên người tình nguyện khoẻ mạnh. Ở 14 người tình nguyện khoẻ mạnh, dùng đồng thời azithromycin liều 500mg ở ngày 1 và 250mg ở ngày thứ 2 cùng với 0.125mg triazolam ờ ngày thứ 2 không gây ra bất kỳ sự ảnh hưởng đáng kể nào trên các tham số về dược động học đối với triazolam so với triazolam và giả dược.
Trimethoprim/sulfamethoxazol
Dùng đồng thời trimethoprim/sulfamethoxazol (160mg/800mg) trong 7 ngày cùng với azithromycin 1200mg ở ngày thứ 7, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào lên nồng độ đỉnh, tổng lượng thuốc trong tuần hoàn hay sự bài tiết qua nước tiểu của trimethoprim hay sulfamethoxazol. Nồng độ trong huyết tương của azithromycin là tương đương như được quan sát ở các nghiên cứu khác. |