Trang chủ  Blog sức khỏe  Tắm đêm đột quỵ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Tắm đêm đột quỵ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Tắm đêm đột quỵ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

1. Tắm đêm có bị đột quỵ không?

Tắm đêm không trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đáng kể. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, hai loại đột quỵ phổ biến nhất là:

  • Đột quỵ xuất huyết não, xảy ra do vỡ mạch máu não. Máu xâm nhập gây tổn thương ở não.
  • Đột quỵ tắc mạch máu não, xảy ra do nhồi máu não. Cục máu đông khiến dòng chảy tắc nghẽn, máu không đến được tế bào não cần nuôi.

Tắm đêm có thể làm thay đổi nhiệt độ quá nhanh khiến cơ thể phản ứng không kịp. Khi đó, huyết áp tăng khiến người bệnh có thể bị đột quỵ do tắm đêm, hay tắm đêm đột quỵ.

Đồng thời, các trường hợp khác như bệnh nhân có bệnh lý nền tắm khuya cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát bệnh hoặc dẫn đến đột quỵ đột ngột.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm đêm

2.1 Tắm đêm đột quỵ gây khởi phát các bệnh lý nền

Một số người cao tuổi nhiều bệnh lý nền hay người có bệnh lý nền như thiếu máu, cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu… nên tránh tắm đêm.

Bởi về đêm nhiệt độ xuống thấp, huyết áp tăng cao trong khi bản thân hệ tuần hoàn của họ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Nước quá lạnh, tắm quá lâu, nhiệt độ môi trường thấp,… đều có thể khiến huyết áp thay đổi đột ngột. Khi đó người bệnh có thể bị thiếu máu não, nhồi máu cơ tim hoặc lên cơn đột quỵ do tắm đêm.

Tắm khuya có thể khiến huyết áp tăng cao, gây ra trường hợp tắm đêm đột quỵ

2.2 Chênh lệch nhiệt độ dẫn đến tắm đêm đột quỵ

Người bệnh có thói quen tắm khuya không điều chỉnh nhiệt độ phù hợp (nằm ngoài khoảng 34 – 29 độ C) có thể gây ra tình trạng tắm đêm đột quỵ như sau:

  • Nhiệt độ ban đêm thấp và nhiệt độ nước thấp dẫn đến các mạch máu bị co lại, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi tim và não không nhận đủ lượng máu sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ tắc mạch máu não.
  • Nhiệt độ ban đêm thấp chênh lệch với nhiệt độ nước quá cao. Nếu chênh lệch nhiệt độ cơ thể người và môi trường > 5 độ C sẽ xảy ra hiện tượng sốc nhiệt. Lúc này, các mạch máu giãn nở to khiến tim và não thiếu oxy, dẫn đến cơ thể bị đột quỵ.

Ngoài ra, chênh lệch nhiệt độ khi tắm cần phải lưu ý theo mùa. Ví dụ tắm nước lạnh vào mùa hè. Nhiệt độ mùa hè cao đối lập với nhiệt độ nước thấp khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột. Do đó, các động mạch co lại, lượng máu truyền lên tim/ não giảm, có thể gây ra đột quỵ.

2.3 Tắm khuya đột quỵ do các thói quen xấu  trong khi tắm

  • Đi đại tiện/ tiểu tiện trước khi tắm sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng. Từ đó dây thần kinh bị kích thích làm động mạch bị áp lực, hệ tuần hoàn cơ thể bị căng ra.
  • Dội nước lạnh từ đỉnh đầu khi tắm sinh ra áp lực lớn và đột ngột lên động mạch ở phần đầu – mặt. Hệ quả là có thể gây ra mạch máu có thể bị vỡ, có thể gây ra hiện tượng tắm đêm đột quỵ.
  • Tắm quá sớmhoặc quá muộn, bởi nhiệt độ môi trường thấp, nếu tắm có thể khiến huyết áp tăng cao, rất nguy hiểm cho người bệnh.
  • Tắm quá lâu (>20 phút) hay tắm ngâm bồn có thể khiến da mất nước, cơ thể mệt mỏi, các mạch máu co lại, nhịp tim không ổn định. Thời gian tắm đêm càng lâu, nguy cơ đột quỵ càng cao.

Dội nước từ trên đỉnh đầu xuống là thói quen cần loại bỏ ngay để giảm nguy cơ tắm khuya đột quỵ

2.4 Tắm đêm đột quỵ do tắm ngay sau khi uống rượu bia

Sau khi hấp thụ các chất kích thích, nồng độ cồn sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, các mạch máu giãn nở. Tắm ngay khi uống rượu bia có thể khiến các mạch máu đột ngột bị vỡ, gây ra hiện tượng tắm đêm đột quỵ.

2.5 Các nguyên nhân khác

Một số tình huống khác có thể dẫn đến trường hợp tắm khuya đột quỵ, đó là:

  • Tắm ngay sau khi dầm mưa, sau vận động ra mồ hôi hoặc đi nắng
  • Bước vào phòng điều hoà (nhiệt độ thấp) ngay sau khi vừa tắm xong
  • Tắm nhiều lần trong ngày
  • Ngủ ngay khi tóc chưa sấy khô

3. Cảnh báo: Những dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm đêm

Trong vòng 6 giờ đầu tiên khi đột quỵ là “thời điểm vàng” để cấp cứu đột quỵ. Bởi triệu chứng tắm đêm đột quỵ không rõ ràng và chỉ thoáng qua nên người bệnh cần nắm rõ như sau:

  • Mệt mỏi, mất sức. Tê cứng nửa bên mặt, lệch miệng khi giao tiếp.
  • Khó khăn trong hoạt động tay chân. Tê bì một bên người, không nâng được 2 cánh tay cùng lúc qua đầu.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, khó đi lại
  • Giảm thị lực
  • Đau đầu dữ dội kèm nôn, ói mửa.

4. Cách xử lý trường hợp tắm đêm đột quỵ 

Trong trường hợp bạn là người bị tắm đêm đột quỵ, bạn còn tỉnh táo được hãy gọi cấp cứu hoặc liên lạc ngay cho người thân để được hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra bạn cần giữ ấm cho cơ thể và ổn định huyết áp ngay lập tức.

Nếu bệnh nhân là người xung quanh, bạn hãy lập tức di chuyển người bệnh đến nơi thông thoáng và gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Thời gian cấp cứu với người tắm đêm đột quỵ là vô cùng quý giá

5. Các biện pháp phòng tránh đột quỵ khi tắm đêm

Để giảm thiểu tình trạng tắm đêm đột quỵ, bệnh nhân nên tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Không tắm sau 22h đêm.
  • Sấy khô tóc và lau khô người trước khi ngủ.
  • Nghỉ ngơi ít nhất 25 – 30 phút sau khi ăn, tập thể thao, đi nắng rồi mới tắm.
  • Không dội nước lạnh hoặc nóng đột ngột lên đầu. Hãy dội nước lên tay chân, tới người và phần đầu khi tắm để tránh sốc nhiệt.
  • Không tắm ở nơi có gió lùa
  • Không bước vào phòng điều hoà lạnh ngay sau khi mới tắm xong

Nhìn chung, tắm đêm đột quỵ khó phát hiện và rất nguy hiểm để cấp cứu kịp thời. Người bệnh nên hạn chế tắm đêm, tăng cường tập thể dục và điều chỉnh nếp sinh hoạt để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, nếu phát hiện các bất thường liên quan đến tắm đêm đột quỵ, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

nguồn:st

Nhà Thuốc Gia Đình:

CS1: 84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731