Trang chủ  Blog sức khỏe  Tăng huyết áp gây hậu quả gì tới toàn bộ cơ thể?

Tăng huyết áp gây hậu quả gì tới toàn bộ cơ thể?

Tăng huyết áp gây hậu quả gì tới toàn bộ cơ thể ?

Tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao, đây là nguyên nhân chủ yếu là bệnh mạch vành và tai biến máu não. Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến cơ thể bằng nhiều cách khác nhau, được xem là căn bệnh nguy hiểm, ủ bệnh kéo dài và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe đặc biệt là tim.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hậu quả của việc tăng huyết áp là làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực, suy thận, đột quỵ,… Bệnh tăng huyết áp thường không có biểu hiện gì cho cho đến khi người bệnh nhập viện mới phát hiện mình bị bệnh. Thông thường những người bị béo phì hoặc mỡ máu cao thường có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp hơn những người bình thường.

Dưới đây là những hệ lụy mà bệnh tăng huyết áp tác động tới sức khỏe của bạn:

1. Ảnh hưởng đến mạch máu

Bệnh tăng huyết áp khiến cho mạch máu bị tăng lên, theo thời gian sẽ làm mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng động mạch. Do áp lực liên tục động mạch bị giãn ra, lớp nội mạc bị nứt, vỡ gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm. Tình trạng này nếu không được mát hiện kịp thời có thể làm vỡ phình động mạch chủ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.

2. Ảnh hưởng đến tim

Huyết áp cao ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu của tim như làm dày và hư hại niêm mạc. Tình trạng này có thể dẫn đến các cục máu đông, ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim, làm giảm hiệu quả hoạt động của tim, gây tổn hại các mô tim dẫn đến chứng đau thắt ngực.

Ngoài ra, người bệnh bị cao huyết áp còn khiến cho tim phải hoạt động mạnh hơn bình thường, làm cơ tim dày lên gây phì đại tâm thất trái, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tim bơm máu đến các cơ quan khác, dễ dẫn đến suy tim, to tim.

3. Ảnh hưởng đến não

Tăng huyết áp làm gia tăng nguy cơ xuất huyết não hay còn gọi là đột quỵ cao gấp 10 lần bình thường. Theo một nghiên cứu cho rằng, khi bạn bị huyết áp cao hơn bình thường một chút đã có nguy cơ bị đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ là do tăng huyết áp gây nên. Huyết áp cao làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong não khiến chúng bị vỡ, làm gián đoạn lưu lượng máu đến não gây tình trạng thiếu máu não thoáng qua, gây chóng mặt, hoa mắt, suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ, đứt mạch máu não gây liệt, xuất huyết não dễ dẫn đến hôn mê và tử vong….

4. Ảnh hưởng đến thận

Tăng huyết áp có thể gây suy thận do các mạch máu trong thận bị tăng áp lực dẫn đến hư hại. Thận được biết đến là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường. Ngoài ra, thận còn điều tiết các chất dịch của cơ thể, nước, muối… từ đó điều chỉnh huyết áp. Nếu người bệnh mắc huyết áp cao làm hư hại các mạch máu trong thận có thể làm ảnh hưởng đến chức năng lọc và làm hẹp động mạch thận gây suy thận.

5. Ảnh hưởng về mắt

Tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng khi người bệnh mắc tăng huyết áp, kể cả các mạch máu tới mắt, làm hẹp mạch máu và gây bệnh lý về mắt như các bệnh lý võng mạc, nặng có thể gây mù mắt. Mắt có thể bị khô, mờ mắt.

6. Ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến lưu lượng vận chuyển máu đến các bộ phận của cơ thể. Các động mạch vận chuyển máu tới dương vật cũng sẽ bị ảnh hưởng, làm giảm nguồn cung máu đến dương vật gây ra rối loạn cương dương, khó cương cứng khi quan hệ. Trường hợp phụ nữ có thể làm giảm lưu lượng máu đến âm đạo gây khô âm đạo và suy giảm ham muốn tình dục,…

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp gây ra những tác dụng phụ đến sức khỏe tình dục như: suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, yếu sinh lý,…

7. Ảnh hưởng đến thai kỳ

Phụ nữ bị huyết áp cao khi mang thai có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai từ đó làm giảm nồng độ oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi phát triển. Khiến cho thai nhi có thể phát triển chậm và khiến mẹ bầu mắc hội chứng tiền sản giật rất nguy hiểm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bị huyết áp cao làm gia tăng đột quỵ tới 40%.

8. Gây chứng chuột rút

Huyết áp cao ảnh hưởng đến các mạch máu ở tứ chi, khiến các mạch máu bị thu hẹp và bị cứng dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Đây có thể coi là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến chân và gây ra chứng chuột rút rất đau đớn.

9. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Tăng huyết áp và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người bị huyết áp cao có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ, khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn và trở nên mệt mỏi. Nếu tình trạng ngưng thở khi ngủ kéo dài có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tăng huyết áp dù người bệnh có đang sử dụng thuốc tăng huyết áp.

10. Gây mất xương

Người bệnh lớn tuổi mắc huyết áp cao có thể làm ảnh hưởng đến các chuyển hóa canxi, làm tăng đào thải canxi. Theo thời gian, lượng canxi mất có thể làm mất xương hoặc gãy xương do loãng xương.

Nếu bạn bị tăng huyết áp hãy thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để có thể có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Hầu hết các trường hợp người bệnh bị tăng huyết áp có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc và có thể làm giảm các nguy cơ mắc bệnh và biến cố tim mạch do tăng huyết áp.

nguồn:st

Nhà Thuốc Gia Đình:

CS1: 48,Vũ Phạm Hàm, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731