Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ?
Thiếu vi chất dinh dưỡng là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Vì lượng cơ thể cần các chất này khá ít nên khá ít người quan tâm đến chúng. Nhưng việc thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe của trẻ và của người trưởng thành
1. Vi chất dinh dưỡng là gì và tầm quan trọng của chúng
Vi chất dinh dưỡng chính là những chất cơ thể cần với lượng rất nhỏ. Nhưng tầm quan trọng của vi chất đã được chứng minh rất nhiều trên lâm sàng. Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ mang thai. Vi chất dinh dưỡng chính là vitamin và khoáng chất.
Cơ thể của chúng ta sẽ rất dễ thiếu các loại như: Vitamin A, sắt, kẽm, iod,… Theo khảo sát, mỗi bữa ăn của trẻ em Việt Nam mới chỉ đáp ứng tới 50% nhu cầu về vi chất dinh dưỡng hàng ngày. Vào năm 2019-2020, Viện dinh dưỡng quốc gia đã cho ra kết quả điều tra về mức độ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thì có đến 60% trẻ thiếu kẽm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu vi chất dinh dưỡng, cụ thể ở đối tượng trẻ em, có thể thiếu vi chất dinh dưỡng do:
- Trẻ thiếu sắt: Do mẹ mang thai thiếu sắt, trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ dùng sữa ngoài thay thế sữa mẹ sớm.
- Trẻ thiếu kẽm: Do mẹ mang thai cũng thiếu kẽm, trẻ sơ sinh không uống sữa mẹ, chế độ ăn của trẻ thiếu thịt, không phong phú.
- Thiếu vitamin A, D: Do trẻ uống sữa mẹ trong thời gian ngắn, cho trẻ ăn dặm sớm.
2. Hệ quả của thiếu vi chất dinh dưỡng
Có nhiều loại vi chất, khi thiếu loại vi chất nào sẽ dẫn đến hậu quả đặc trưng riêng. Dưới đây là một số hệ quả thiếu vi chất dinh dưỡng cụ thể ở trẻ.
Trẻ thiếu vitamin
Thiếu vitamin A, vitamin D gặp ở trẻ khá nhiều. Việc thiếu nhóm vitamin này đem lại những hệ quả như:
- Thiếu vitamin A: Hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Thị lực của trẻ cũng không tốt như bình thường, thường khô mắt, dễ quáng gà, nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
- Thiếu vitamin D: Việc thiếu vitamin D ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu canxi, phát triển xương, chiều cao của trẻ. Trong thời gian kéo dài, trẻ dễ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và các hệ quả nguy hiểm khác.
Trẻ thiếu kẽm
Nguyên tố kẽm có vai trò trong quá trình phát triển hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Khi trẻ thiếu kẽm, trẻ thường chán ăn, chậm lớn, sức đề kháng giảm, từ đó thường xuyên mắc các bệnh do vi khuẩn tấn công. Đồng thời, chiều cao của trẻ cũng bị ảnh hưởng khi cơ thể thiếu kẽm.
Trẻ thiếu i-ốt
Khi cơ thể của trẻ thiếu i-ốt, tuyến giáp của trẻ to lên, gây bướu cổ. I-ốt đóng góp nhiều vào quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Nên thiếu i-ốt thường xuyên, ngăn cản bộ não trẻ phát triển dẫn đến thiểu năng trí tuệ, đần độn.
Trẻ thiếu sắt
Sắt là nguyên tố tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy đến các cơ quan của cơ thể. Việc thiếu sắt gây nên tình trạng thiếu máu và dẫn đến tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Không chỉ trẻ mới có tỷ lệ cao thiếu sắt mà các chị em phụ nữ với chu kỳ mất máu hàng tháng cũng có nguy cơ cao thiếu máu thiếu sắt trong cơ thể.
3. Phương hướng cải thiện tình trạng thiếu vi chất
Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện thiếu vi chất dinh dưỡng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm vi chất và được bác sĩ chẩn đoán chính xác loại vi chất trẻ đang thiếu. Quá trình điều trị cũng phụ thuộc nhiều vào loại vi chất và mức độ thiếu vi chất của trẻ. Dưới đây là các phương hướng cải thiện có thể áp dụng hiệu quả:
Cải thiện chế độ ăn uống:
Với thói quen không kiểm soát dinh dưỡng hấp thu hàng ngày cho trẻ, thì tỷ lệ thiếu vi chất ở trẻ là rất cao. Khi trẻ được chẩn đoán thiếu vi chất ở mức độ nhẹ, hầu hết đều có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống. Điển hình, thiếu sắt ở trẻ có thể cải thiện nhờ bổ sung các thực phẩm như: Thịt, trứng, ngũ cốc, các loại rau xanh màu đậm,…
Bổ sung trực tiếp qua các sản phẩm dinh dưỡng:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung các vi chất dinh dưỡng. Nhưng đối với trẻ nhỏ, cần được lời khuyên của bác sĩ về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cho trẻ.
Điều trị cấp cứu:
Trong những trường hợp thiếu vi chất nghiêm trọng, điều trị tại bệnh viện thông qua con đường truyền vi chất vào tĩnh mạch là hoàn toàn có thể xảy ra.
Để trẻ phát triển một cách toàn diện, ba mẹ cần chủ động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng thông qua các thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ. Nghiên cứu và bổ sung đầy đủ vi chất qua bữa ăn là cách phòng ngừa trực tiếp và hiệu quả nhất.
Thiếu vi chất dinh dưỡng để lại khá nhiều hệ quả không tốt cho trẻ. Mỗi chất cơ thể trẻ cần một lượng khá ít, nên việc bổ sung cũng không quá khó khăn. Hãy chủ động phòng ngừa cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện.
Nguồn: Tổng hợp
Nhà Thuốc Gia Đình:
CS1: 84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội
CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h