Uống sắt có hại dạ dày không ?
Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết để bổ sung máu và hỗ trợ các hoạt động sống cơ bản của cơ thể. Quá trình hấp thu sắt sau khi uống thường diễn ra dạ dày nên nhiều người đặt ra câu hỏi rằng không biết liệu uống sắt có hại dạ dày không?
1. Vai trò của chất sắt
Sắt là một trong những khoáng chất thiết yếu đối với các hoạt động sống của cơ thể con người. Khoáng chất này chiếm tỷ lệ khoảng 0,004% trong mỗi tế bào. Cơ thể được bổ sung đủ sắt sẽ giúp quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin được diễn ra dễ dàng hơn. Trong đó, hemoglobin đóng vai trò vận chuyển nguồn oxy đến chỗ các tế bào và myoglobin có nhiệm vụ dự trữ oxy cần thiết cho cơ thể.
Đồng thời, khoáng chất sắt còn là yếu tố cấu tạo thành nhân tế bào và các enzim xúc tác vô cùng quan trọng, thúc đẩy và tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, sắt còn hỗ trợ cho cơ thể trẻ em phát triển một cách ổn định, khỏe mạnh, góp phần giảm các cơn đau do kinh nguyệt, những cơn mệt mỏi, giúp cơ thể giải phóng được năng lượng,… Phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất cần phải bổ sung đầy đủ khoáng chất sắt hằng ngày.
2. Uống sắt có hại dạ dày không ?
Qua những lợi ích trên, có thể thấy việc bổ sung hợp lý lượng sắt mà cơ thể cần hằng ngày sẽ giúp tình trạng sức khỏe của chúng ta được cải thiện rõ rệt. Với những ưu điểm nổi bật, hiện khoáng chất sắt đang được đông đảo người tiêu dùng quan tâm, nhất là các mẹ khi mang thai và gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên cũng có không ít người thắc mắc rằng không biết uống sắt có hại dạ dày không? Hay uống sắt lúc đói có hại dạ dày không?
Các bác sĩ cho biết uống sắt sẽ không gây hại đến dạ dày của cơ thể. Để lý giải cho câu trả lời này, chúng cần tìm hiểu cơ chế hấp thu sắt qua đường uống. Mặc dù cơ thể chúng ta hấp thụ sắt bắt đầu ngay ở dạ dày, nhưng quá trình này chủ yếu diễn ra ở hành tá tràng và đoạn đầu ruột non (một phần nhỏ). Một chuỗi phản ứng hóa học sẽ diễn ra nhằm biến sắt từ dạng ferric Fe3+ thành dạng ferrous Fe2+. Khi việc biến đổi hoàn tất, ferrous Fe2+ sẽ được cơ thể hấp thu dần và chuyển hóa đến những bộ phận cần khoáng chất sắt để thực hiện các hoạt động sống cơ bản bên trong cơ thể.
Đối với những trường hợp thiếu sắt, phần lớn sắt sẽ được cơ thể hấp thụ qua diềm bàn chải, di chuyển đến các tế bào niêm mạc ruột, máu rồi đến tĩnh mạch cửa. Khi cơ thể thừa sắt thì quá trình này sẽ diễn ra ngược lại, lượng sắt hấp thụ sẽ được giảm bớt.
Lưu ý
Tuy nhiên, những bệnh nhân có bệnh nền là loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn nên cẩn trọng trước khi uống sắt vào cơ thể. Việc bổ sung sắt khi mắc các bệnh lý này có thể sẽ gây ra các một số tác dụng phụ ở hệ tiêu hoá như: buồn nôn, đau bụng, phân đen, táo bón. Trong vài trường hợp hiếm thì bệnh nhân cũng có thể nổi những nốt ban trên da hoặc bị đen răng.
3. Những lưu ý khi uống sắt
Để việc bổ sung sắt phát huy hiệu quả tối đa, người dùng nên ghi nhớ một số lưu ý sau:
Không nên
- Không dùng các thức uống như cà phê, trà hay nước ngọt có gas: Các loại nước uống này khiến quá trình hấp thu sắt của cơ thể bị cản trở
- Không uống canxi với thuốc sắt cùng lúc: Bổ sung canxi cùng lúc sẽ khiến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể bị ảnh hưởng. Bạn cần chú ý đến liều lượng cũng như thời gian uống để tránh được việc 2 chất này cản trở sự hấp thu lẫn nhau. Nên bổ sung canxi sau sắt khoảng từ 1 – 2 giờ.
- Không nên bổ sung sắt khi đang dùng các thuốc kháng sinh thuộc các nhóm quinolon, tetracyclin, thuốc chống acid, hormon tuyến giáp.
Nên
- Nên bổ sung sắt lúc đói: Nhiều người lo ngại uống sắt lúc đói có hại dạ dày không, nhưng thực ra bổ sung sắt khi bụng rỗng là thời điểm cơ thể sẽ hấp thu tốt nhất. Ngược lại, bổ sung sắt sau khi dùng bữa thì thức ăn sẽ cản trở, làm gián đoạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Nên uống sắt trước hoặc sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ, kết hợp với thật nhiều nước (ít nhất là nửa cốc).
- Trẻ em dưới 12 tuổi và người già nên tránh bổ sung sắt ở dạng viên, thay vào đó là dạng giọt hay siro. Nên uống đúng liều lượng được khuyến cáo cho từng độ tuổi.
- Nên bổ sung sắt kèm vitamin C: Vitamin C có khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ giúp sắt dễ hấp thụ vào cơ thể hơn. Vì thế bạn có thể uống thêm nước cam để giúp cơ thể hấp thu sắt một cách tốt nhất.
Hầu hết mọi người có thể không cần lo ngại uống sắt có hại dạ dày không bởi vì đây là một chất cần thiết cho cơ thể, an toàn cho dạ dày khi bổ sung sắt qua đường uống. Tuy nhiên, những người có bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng cần thận trọng và hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ chất nào để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Nguồn: st
Nhà Thuốc Gia Đình:
CS1: 84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội
CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h