Trang chủ  Blog sức khỏe  Vì sao không dùng thuốc Aspirin và Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết?

Vì sao không dùng thuốc Aspirin và Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết?

Vì sao không dùng thuốc Aspirin và Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết?

Thuốc aspirin và ibuprofen có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Vì vậy, các bác sĩ đã cảnh báo tuyệt đối không được sử dụng thuốc Aspirin và Ibuprofen như một loại giảm đau kháng viêm khi bị sốt xuất huyết. Vậy sốt xuất huyết uống thuốc gì?

1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Mỗi năm và mùa dịch, bệnh sốt xuất huyết thường có số lượng bệnh nhân mắc gia tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Khi bị bệnh, những triệu chứng đầu tiên xuất hiện đó là đau khắp người, đau cơ, đau khớp, đau đầu, sốt (sốt cao liên tục 39 – 40 độ C), buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… Hầu hết mọi người khi mới mắc sốt xuất huyết đều chỉ nghĩ đến bệnh cúm hoặc sốt do virus thông thường.

Bệnh nhân thường phải nhập viện để điều trị sốt xuất huyết theo phác đồ của thầy thuốc. Tuy nhiên, người bệnh sốt xuất huyết ban đầu khi chưa biết bệnh thường tự ý mua các loại thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt về sử dụng và tự điều trị tại nhà.

Nhưng không phải loại thuốc giảm đau hạ sốt nào cũng phù hợp và hiệu quả đối với triệu chứng sốt xuất huyết, thậm chí có những thuốc hạ sốt còn có chống chỉ định hoặc gây bất lợi cho bệnh sốt xuất huyết.

Tình trạng xuất huyết đặc trưng thường xảy ra

Từ ngày thứ 6 trở đi (khi triệu chứng sốt đã bắt đầu giảm) và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: xuất huyết dưới da, chảy máu ở chân răng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, rong kinh bất thường… Khi sốt xuất huyết trở nặng có thế gây sốc với các biểu hiện: mạch nhanh, vã mồ hôi, vật vã kích thích, chân tay lạnh, tụt huyết áp tụt, tổn thương gan, tăng men gan (SGPT, SGOT)…

2. Sốt xuất huyết uống thuốc gì?

Loại thuốc đầu tiên cần sử dụng khi điều trị sốt xuất huyết đó là thuốc hạ sốt. Có rất nhiều hoạt chất có công dụng hạ sốt với các tên thương mại khác nhau, tuy nhiên sốt xuất huyết uống thuốc gì để hạ sốt? Các thuốc hạ sốt thường gặp trên thị trường có thể được chia thành 2 loại chính đó là:

  • Thuốc hạ sốt có hoạt chất là paracetamol (acetaminophen)
  • Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không steroid – NSAID (Aspirin, diclofenac, ibuprofen, piroxicam, meloxicam…).
Paracetamol
Thuốc hạ sốt paracetamol

3. Vì sao không dùng Aspirin và Ibuprofen trong bệnh sốt xuất huyết?

3.1 Aspirin

Là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau ở liều cao và chống kết tập tiểu cầu ở liều thấp hơn. Tuy nhiên, Aspirin lại là thuốc chống chỉ định trong bệnh sốt xuất huyết. Điều này được lý giải là do tác dụng chống tập kết tiểu cầu, chống đông máu khiến hiện tượng chảy máu do sốt xuất huyết không cầm được, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Vì vậy, không dùng aspirin cho người lớn và trẻ em khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt đối với trẻ em aspirin còn gây hội chứng Reye (gây phù não, suy gan nhiễm mỡ, tỷ lệ tử vong lên đến 30-50% và có nguy cơ để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Ngoài ra, Aspirin còn gây bỏng rát đường tiêu hóa, suy hô hấp, đặc biệt gây co thắt phế quản và làm nặng thêm bệnh hen suyễn.

2. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Ngoài Aspirin còn có diclofenac, ibuprofen, piroxicam… Đặc biệt Ibuprofen thường hay được sử dụng để hạ nhiệt giảm đau và kháng viêm cho những bệnh nhân bị sốt. Tuy tác dụng ngưng kết tập tiểu cầu của các thuốc này không mạnh như aspirin nhưng vẫn tồn tại đặc tính này với mức độ khác nhau, vì vậy nguy cơ chảy máu khó cầm trong sốt xuất huyết vẫn xảy ra.

Do đó Ibuprofen và các thuốc trong nhóm NSAID không được khuyên dùng để điều trị triệu chứng trong bệnh sốt xuất huyết.

Thuốc hạ sốt xuất huyết thường sử dụng

Khi mới bắt đầu có triệu chứng sốt và chưa có chẩn đoán nguyên nhân do đâu (có thể là sốt xuất huyết hoặc không) thì người bệnh tốt nhất nên sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol (acetaminophen). Thuốc này nên được dự trữ sẵn trong tủ thuốc của mỗi gia đình.

Sốt xuất huyết
Các ban xuất huyết ở người bị sốt xuất huyết

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt

Việc sử dụng thuốc hạ sốt luôn là vấn đề cần phải cân nhắc, tuy nhiên không vì vậy mà để triệu chứng sốt kéo dài không dùng đến thuốc. Hiện tượng sốt có bản chất là một phản ứng cấp tính, rất dễ dẫn đến biến chứng dù với trẻ em, người trưởng thành hoặc người già. Vì vậy, cần phải hết sức khẩn trương trong việc hạ sốt ngay, tránh để sốt cao kéo dài.

Như đã đề cập ở trên, thuốc hạ sốt paracetamol (acetaminophen) là thuốc thông dụng và tương đối an toàn, có thể tự sử dụng tại nhà khi bị sốt, tuy nhiên vẫn phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau:

  • Sốt từ 39 độ C thì bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em chỉ cần sốt trên 38,5 độ C đã phải dùng thuốc ngay vì tốc độ gia tăng thân nhiệt của trẻ lên đến 39-40 độ C là rất nhanh, đây là ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không dùng quá liều, không dùng phối hợp với các thuốc có chứa cùng hoạt chất paracetamol vì dễ dẫn đến quá liều.
  • Thuốc paracetamol cho trẻ em có nhiều dạng bào chế (thuốc viên, siro uống, thuốc bột, thuốc cốm, viên sủi và viên đặt hậu môn), không dùng phối hợp các đường dùng khác nhau, chỉ sử dụng một dạng bào chế để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc gây tổn thương gan, suy giảm chức năng gan.
  • Trước khi dùng thuốc nên kết hợp chườm mát, nằm nghỉ ở nơi thoáng đãng, uống đủ nước.
  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên
  • Tìm kiếm các dấu hiệu của sốt xuất huyết để nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám.
  • Không dùng liên tiếp các liều paracetamol trong khoảng thời gian dưới 4 giờ.

Nhà Thuốc Gia Đình:

84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22hh

Hotline: 1900 636 731

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731