Trang chủ  Blog sức khỏe  VIÊM GÂN nguy hiểm như thế nào ?

VIÊM GÂN nguy hiểm như thế nào ?

VIÊM GÂN nguy hiểm như thế nào ?

Viêm gân là bệnh lý phổ biến ở những vận động viên hay người chơi thể thao thường xuyên. Đa phần trường hợp bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc và tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu trì hoãn chữa trị, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Viêm gân là gì?

Viêm gân là tình trạng gân bị viêm hay tổn thương, gây đau nhức và sưng nóng quanh khớp. Bất kỳ gân tại vị trí nào đều có khả năng bị viêm. Tuy nhiên, các biểu hiện viêm thường xuất hiện tại những vị trí như vai, cổ tay, đầu gối, gót chân…(1)

Gân là các sợi mô dày được tạo thành bởi collagen, kết nối cơ và xương. Chức năng chính của gân là hỗ trợ các khớp vận động dễ dàng, giữ cho xương không bị lệch.

2. Tình trạng viêm ở gân có thể xảy ra ở đâu?

Phần lớn trường hợp viêm gân ảnh hưởng tới các gân dễ bị kích ứng. Một số vị trí viêm ở gân có thể kể đến là:

  • Vai: Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm gân nhị đầu vai và viêm gân chóp xoay.
  • Cánh tay: Viêm cầu lồi trong hay ngoài xương cánh tay.
  • Khủy tay: Viêm điểm bám gân mỏm trên lồi cầu.
  • Cổ tay, bàn tay: Viêm bao gân cổ tay và viêm bao gân gấp bàn tay.
  • Hông đùi: Viêm bao gân khớp háng.
  • Đầu gối: Viêm gân bánh chè.
  • Viêm gân bàn chân: Viêm bao gân cơ bàn chân, viêm cân gan bàn chân.
  • Gót chân: Viêm gân gót chân.

3. Nguyên nhân gây viêm gân

Một số nguyên nhân gây viêm gân thường gặp như: 

  • Chấn thương: Tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt xảy ra bất ngờ.
  • Bệnh lý khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…
  • Căng cơ quá mức hay cử động sai tư thế.
  • Lặp lại thường xuyên một số hoạt động trong thời gian dài, gây sức ép lên gân.

Ngoài ra, một số yếu tố sau có khả năng làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này như:

  • Tuổi tác: Những vị trí gân trên cơ thể của người lớn tuổi thường kém linh hoạt hơn. Vì thế, gân ở nhóm đối tượng này dễ bị tổn thương, dẫn tới viêm.
  • Nghề nghiệp: Vận động viên thể thao, người làm công việc nặng thường xuyên lặp đi lặp lại một động tác tại một vị trí hay hoạt động sai tư thế cũng có thể bị viêm gân cao hơn.

4. Các dấu hiệu viêm gân thường gặp

Những dấu hiệu nhận biết thường gặp của tình trạng viêm gân như:

  • Sưng gân.
  • Da trên gân bị ảnh hưởng, trở nên mềm hơn.
  • Cảm thấy đau khi cử động tại khu vực bị ảnh hưởng.
  • Có cảm giác nứt hoặc ma sát khi cử động khớp.
  • Bị căng cứng khớp hay gân do sưng.
  • Có khối u hay nốt sần trên gân.

Những triệu chứng có khả năng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng. Khi không được điều trị, gân sẽ bị căng quá mức, dẫn tới đứt gân. Khi gân bị đứt, người bệnh có thể sờ thấy một khoảng trống trên gân, gây nhiều trở ngại khi cử động.

5. Biến chứng khi gân bị viêm

Phần lớn trường hợp viêm gân thường nhẹ, có thể cải thiện bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu. Tuy nhiên, khi không được điều trị thích hợp, tình trạng này có khả năng làm tăng nguy cơ đứt gân, sẽ cần đến phẫu thuật để tránh những rủi ro liên quan.

Ngoài ra, tình trạng viêm kéo dài trong nhiều tuần hay nhiều tháng mà không được chữa trị kịp thời và đúng cách, có khả năng dẫn tới thoái hóa gân và sự phát triển bất thường của những mạch máu mới.

6. Phương pháp chẩn đoán

Tình trạng viêm gân thường được chẩn đoán thông qua đặc trưng, thói quen hoạt động của người bệnh hay những tiền sử bệnh như viêm khớp. Bác sĩ có thể di chuyển gân ở vị trí tổn thương nhằm xác định tình trạng dày lên của vỏ bọc gân hay âm thanh lạ tại vùng gân bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể hỏi người bệnh một số thông tin như:

  • Chấn thương gần đây hay trong quá khứ ảnh hưởng tới khu vực bị đau.
  • Những hoạt động luyện tập trong quá khứ và hiện tại.
  • Các tình trạng bệnh lý đã được chẩn đoán trước đây.
  • Những loại thuốc đang dùng, gồm thuốc theo toa, không theo toa hay những loại sản phẩm bổ sung.

Khi nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc giảm đau không thể giúp giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang: Giúp bác sĩ quan sát cặn canxi ở xung quanh gân, hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh.
  • Chụp MRI hay siêu âm: Hỗ trợ bác sĩ quan sát tình trạng viêm, sưng tấy tại bao gân.

6. Điều trị viêm gân

Những phương pháp điều trị viêm gân được thực hiện với mục đích giảm đau và viêm. Phần lớn người bệnh đều có thể áp dụng những phương pháp điều trị như:

6.1 Nghỉ ngơi

Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để giúp giảm viêm, cải thiện những triệu chứng viêm ở gân hiệu quả. Bạn có thể cân nhắc băng hay nẹp tại vị trí bị ảnh hưởng nhằm hạn chế cử động.

6.2 Chườm chườm lạnh

Trong vòng 48 giờ sau khi bị thương, bạn có thể chườm đá để giảm viêm. Người bệnh thực hiện chườm đá khoảng 10 – 15 phút/lần, 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh rất tốt. Lưu ý tránh chườm đá trực tiếp lên da để tránh gây bỏng lạnh. Bạn nên đặt đá trong chiếc khăn mỏng hay túi chườm trước khi đặt lên da.

6.3 Sử dụng thuốc

Trong trường hợp nghỉ ngơi, chườm lạnh không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, naproxen sodium, ibuprofen có thể được chỉ định để hỗ trợ giảm sự khó chịu liên quan tới viêm gân. Những loại thuốc mỡ, kem bôi ngoài da cũng có thể hỗ trợ chống viêm, giảm đau hiệu quả.
  • Thuốc corticoid: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm corticosteroid vào xung quanh gân, giúp giảm viêm và giảm đau. Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp gân bị viêm trên 3 tháng, không đáp ứng những biện pháp điều trị khác. Lạm dụng tiêm corticosteroid có khả năng gây yếu gân, tăng nguy cơ đứt gân, chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

6.4 Vật lý trị liệu

Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bệnh tập tăng cường sức mạnh cho gân. Mục đích của bài tập là hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Phương pháp chữa trị này được xem là an toàn và hiệu quả với tình trạng viêm gân mạn tính không đáp ứng những biện pháp điều trị khác.

6.5 Phẫu thuật

Khi vật lý trị liệu và những phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ canxi lắng đọng ở gân và sửa chữa gân, sau đó hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh.

7. Biện pháp phòng ngừa

  • Hạn chế những hoạt động làm gân bị căng thẳng quá mức, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu cảm thấy đau khi tập, người bệnh cần dừng lại để nghỉ ngơi, tránh tập vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Kết hợp những bài tập tăng sự linh hoạt và khả năng chịu đựng của gân. Bạn có thể tập xen kẽ giữa những bài tập như đạp xe, chạy bộ hay bơi lội.
  • Cần cải thiện kỹ thuật nhằm tránh kỹ thuật xấu ảnh hưởng tới gân. Bạn có thể trao đổi với huấn luyện viên trước khi bắt đầu tập.
  • Luôn khởi động trước khi tập luyện để tăng phạm vi chuyển động của khớp, giảm nguy cơ chấn thương khi thực hiện những động tác lặp lại.
  • Áp dụng tư thế đúng tại nơi làm việc như điều chỉnh màn hình máy tính, ghế, bàn phím phù hợp, tránh gây căng thẳng cho gân và khớp
nguon:st

Nhà Thuốc Gia Đình:

84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay,Airpay, Momo,Vin Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731