Trang chủ  Blog sức khỏe  Vitamin K và vai trò của nó trong quá trình đông máu

Vitamin K và vai trò của nó trong quá trình đông máu

Vitamin K và vai trò của nó trong quá trình đông máu

Vitamin K có nhiều trong một số thực phẩm và nó là loại vitamin cực kỳ tốt cho cơ thể, đặc biệt là hỗ trợ quá trình đông máu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chúng và cơ thể sẽ gặp vấn đề khi thiếu hụt loại vitamin này.

Vitamin K chính là loại vitamin được bác sĩ chủ động bổ sung cho trẻ ngay từ khi sinh ra. Điều này cần thiết cho quá trình đông máu, hạn chế chứng rối loạn chảy máu hay sốt xuất huyết ở trẻ. Ngoài ra khi cơ thể trưởng thành, cần phải chú ý đến dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể đủ hàm lượng vitamin K, tránh bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi thiếu hụt.

Phân loại vitamin K

Bổ sung vitamin K trong những năm đầu đời của trẻ là rất cần thiết. Đặc biệt vitamin K là dạng vitamin hiếm hoi mà cơ thể tự tổng hợp được và không thể lưu trữ nó với số lượng lớn nhưng buộc không để tình trạng thiếu hụt xảy ra. Bởi vitamin K giúp tổng hợp protein Prothrombin và protein Osteocalcin hỗ trợ quá trình xây dựng xương khớp và quá trình đông máu.

Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K như cải bó xôi, quả việt quất, dầu oliu, cà rốt, phô mai, trứng. Dưới góc nhìn y khoa thì vitamin được chia làm 2 loại:

  • Vitamin K tự nhiên: Thường được biết đến là vitamin K1, vitamin K2 và có thể tìm thấy trong thức ăn tự nhiên.
  • Vitamin K tổng hợp: Gồm vitamin K3, K4, K5 và dạng vitamin này thường không lành tính, điển hình là vitamin K3.
Vitamin K và vai trò của nó trong quá trình đông máu 1
Bạn có thể bổ sung vitamin K qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Khi trẻ sơ sinh vừa ra đời, trong khoảng vài tuần đầu tiên thì trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định 1 liều tiêm bắp để bảo vệ trẻ khỏi chảy máu trong hộp sọ. Vậy nhu cầu vitamin K của cơ thể cụ thể là như thế nào? Trẻ trong 6 tháng đầu đời cần 2 mcg, từ 7 – 12 tháng tuổi cần khoảng 2.5 mcg mỗi ngày. Một khi bé đã lớn thì nhu cầu sẽ tăng lên như trẻ 1 – 3 tuổi cần 30 mcg và trẻ trên 4 tuổi cần 55 mcg. Cơ thể người trưởng thành sẽ phải cung cấp đủ 75 – 90 mcg mỗi ngày.

Vai trò của vitamin K trong quá trình đông máu

Như đã đề cập, vitamin K tốt cho cơ thể đặc biệt là quá trình đông máu. Chúng có vai trò kích thích protein để hình thành sự đông máu. Một khi cơ thể gặp chấn thương đặc biệt là chấn thương gây mất máu thì hiện tượng đông máu chính là phản ứng tích cực để “cứu thương” cơ thể.

Bên cạnh vai trò giúp đông máu, vitamin K còn rất tốt cho hệ xương khớp. Loại vitamin này còn có khả năng tăng cường các loại protein từ đó giúp duy trì ổn định nồng độ Canxi trong xương. Những ai đang có nguy cơ mất xương do bệnh mãn tính hay tuổi tác thì cần bổ sung vitamin này thường xuyên. Bởi vitamin K kích hoạt Osteocalcin để lấy Canxi liên kết với cấu trúc của xương.

Ngoài ra vitamin K2 cực tốt cho hệ tim mạch và giúp phòng chống ung thư. Vitamin K2 mang Canxi ra khỏi mạch máu và giúp hạn chế hình thành các mảng bám. Vậy nên bạn sẽ tránh được hiện tượng tắc nghẽn mạch máu, ngừa quá trình xơ vữa động mạch. Trong một số nghiên cứu ở người bệnh bị ung thư gan, bác sĩ dùng vitamin K liều cao từ đó giúp trị bệnh hiệu quả. Điều này cho thấy loại vitamin này có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.

Vitamin K và vai trò của nó trong quá trình đông máu 2
Vitamin K giúp ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch

Thiếu vitamin K có thể gây ra những vấn đề nào?

Một khi cơ thể thiếu hụt lớn vitamin K thì sẽ gây ra những chứng bệnh nguy hiểm sau:

Bệnh tim

Thiếu vitamin K2 trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ bị vôi hóa động mạch. Thực tế đáng buồn rằng trên toàn cầu có khoảng 57% bệnh nhân tử vong bởi tim ngừng đập do thiếu vitamin K2. Thực tế để bổ sung vitamin K2 trong chế độ ăn uống hằng ngày không quá khó. Bạn chỉ cần thêm dầu oliu vào salad hay dùng dầu hạt cải, dầu đậu nành để vừa hấp thu tốt vitamin K2 vừa ngừa bệnh tim mạch.

Không cầm máu

Như đã đề cập vitamin K sẽ giúp cơ thể đông máu nhanh hơn. Tình trạng chảy máu bên trong lẫn bên ngoài rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin K trầm trọng thì dù bạn chỉ bị thương nhẹ cũng khó để cầm máu. Dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung vitamin K ngay là lúc cơ thể rất dễ bị bầm tím. Nên ăn nhiều bông cải xanh, rau diếp cá, gan gà, đậu nành để ngừa bầm tím và hấp thu vitamin K lành mạnh nhất.

Loãng xương

Thông thường chúng ta chỉ nghĩ đến việc cung cấp Canxi để tránh loãng xương, mất xương khi tuổi già. Nhưng thực tế việc thiếu hụt vitamin K có thể khiến bạn nhanh lão hoá hơn, thiếu chất vôi hoá và chuyển hoá trong xương từ đó gây thoái hoá hệ xương khớp nhanh hơn khi bạn bước qua tuổi “tứ tuần”.

Vitamin K và vai trò của nó trong quá trình đông máu 3
Thiếu hụt vitamin K cũng có thể gây loãng xương

Hiện nay ngoài việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K có ở tự nhiên, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung theo dạng thuốc hay thực phẩm chức năng. Hiện vitamin K sẽ được điều chế ở dạng viên nén, viên nang, dung dịch tiêm. Tuy nhiên khi bổ sung vitamin K theo hình thức “nhân tạo” này thì bạn dễ gặp các phản ứng phụ như chán ăn, khó thở, kích ứng cơ, khó nuốt, phát ban.

Trên đây là những điều cần biết về vitamin K và vai trò của nó trong quá trình đông máu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về loại vitamin này và có cho bản thân kế hoạch bổ sung sao cho phù hợp.

nguồn:st

Nhà Thuốc Gia Đình:

CS1: 84,Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

CS2: Số 8, Mạc Thái Tổ, Yên Hoà , Cầu Giấy,Hà Nội

CS3: 31 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

CS4: Phúc Xuyên ( cụm 11) Võng xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội

Hình thức thanh toán: COD, chuyển khoản, Vnpay Dược sĩ tư vấn miễn phí 7h-22h

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
1900 636 731